Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Podcast Cuộc sống muôn màu

Bác Hồ kính yêu từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Hãy cùng chương trình "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt" rèn luyện, trau dồi kho Tiếng Việt của bản thân. Đó cũng là cách gìn giữ và làm giàu "vốn quý" của cả dân tộc.

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Hiểu ra sao về câu: không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú?

09:43

Nhiều câu nói của người xưa được đúc kết từ kinh nghiệm, từ trí tuệ là những lời khuyên, răn dạy các thế hệ sau rất thú vị và cũng rất hữu dụng. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số trường hợp này, chẳng hạn như câu: “không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú” có hàm ý gì? Vì sao người xưa lại nói: muốn kinh doanh thắng lợi thì cần phải biết trí tuệ của cáo, phương hướng của sói và sức mạnh của chim ưng. Hay câu: “ấp rắn trăm ngày vẫn không ấm, nuôi sói cả đời cũng không thân” ám chỉ

Xem thêm

Có thể hiểu ra sao về câu "Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm"?

09:57

Trong chương trình lần trước các bạn đã biết đến một số câu ca dao, tục ngữ về thời tiết rất thú vị, chúng ta lại tiếp tục chủ đề này về tìm hiểu một số khái niệm, chẳng hạn thế nào là “trăng quầng”, “trăng tán” như trong câu “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Hay cụm từ “đổ trời” dùng để chỉ điều gì trong tục ngữ “Gió thổi là đổ trời”? Rồi có thể hiểu ra sao về câu “Vồng chiều thì mưa sáng, ráng chiều thì mưa hôm”. Hôm nay chúng ta sẽ gặp lại chuyên gia khí tượng thủy văn ông Lê Thanh Hả

Xem thêm

Thành ngữ "Áp đáo tại gia" sử dụng như thế nào mới là chính xác?

09:58

Cụm từ “thượng võ” có nguồn gốc như thế nào và thường được sử dụng với hàm ý ra sao? Cụm từ “giác độ” được dùng trong những trường hợp nào? Có thể hiểu ra sao về cụm từ “người ngợm”? Chữ “ngợm” ở đây có ý nghĩa hay không? Rồi câu thành ngữ “Áp đáo tại gia” sử dụng như thế nào mới là chính xác? Trong chương trình hôm nay, PGS, TS Phạm Văn Tình, Phó tổng biên tập Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Như cua gặp ếch" có nghĩa là thế nào?

09:59

Thành ngữ “Như cua gặp ếch” có ý nghĩa là gì? Vì sao lại sử dụng Cua và Ếch trong trường hợp này? Câu “Cầm đèn chạy trước ô tô” được sử dụng để ám chỉ điều gì? Thành ngữ “Chưa khỏi vòng đã cong đuôi” có nguồn gốc như thể nào và dùng ra sao mới chính xác? Chuyên gia Ngôn ngữ, Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giải thích về ý nghĩa và cách sử dụng của những câu thành ngữ này.

Xem thêm

Cụm từ "thảo mai"có nguồn gốc thế nào?

09:57

Từ “thảo mai” có nguồn gốc như thế nào? Cụm từ “bắt quả tang” thì chữ tang có ý nghĩa là gì? Rồi có thể hiểu ra sao về cụm từ “bạo hồng” mà hiện giới trẻ đang ưa sử dụng? Chuyên gia ngôn ngữ PGSTS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp giải thich về những từ ngữ này.

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào về cụm từ "trăng suông"?

09:56

Cụm từ “trăng suông” có ý nghĩa là gì?; Cụm từ “thảo dân” được dùng để chỉ những người dân như thế nào?; Câu thành ngữ “Thủy hỏa đạo tặc” nói lên điểu gì? ...và khái niệm “Camera hành trình” được định nghĩa ra sao? Chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình - Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Chỉn chu" hay "chỉnh chu"?

09:58

“khẳng khái” - “khảng khái”, “chẩn đoán” - “chuẩn đoán”, “tri thức” - “trí thức”, “chỉn chu” - “chỉnh chu” sử dụng cụm từ nào mới là chính xác. Chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ cùng quý thính giả tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Có thể hiểu ra sao về câu: " từ đầu dần đến cuối dậu"?

09:55

Có nhiều từ được cấu tạo từ chữ “thương” khá là thú vị, tuy nhiên nhiều người cũng thấy thắc mắc, như cụm từ “thương xá” có ý nghĩa là gì? Vậy cụm từ “thương xá” và “nhà thương” có đồng nghĩa hay không? “Thương phẩm” và “thương phiếu” khác nhau như thế nào? Cụm từ “cà trớn” được dùng với hàm ý gì? Có thể hiểu ra sao về câu “đầu dần cuối dậu”? Chuyên gia ngôn ngữ - Tiến sỹ Đỗ Anh Vũ sẽ phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Muôn vẻ phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt

09:49

Việc phiên âm các từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt từ lâu đã là vấn đề đối với người sử dụng. Từ một cái tên địa danh hay tên riêng tiếng nước ngoài lại có những cách thể hiện trên văn bản khác nhau. Việc đọc phát âm làm sao để người nghe có thể xác định đúng các từ này cũng không phải là câu chuyện đơn giản. Vậy nguyên nhân và thực trạng của vấn đề phiên âm tiếng nước ngoài hiện nay là như thế nào? Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng nghe các chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Nguyễn Hữu Đạt;

Xem thêm

Câu thành ngữ "Vênh váo như bố vợ phải đấm" có hàm ý gì?

09:59

Cụm từ “công nhân” và “nhân công” chỉ có sự đảo chữ cho nhau, vậy ý nghĩa của nó thay đổi ra sao? Câu thành ngữ “vênh váo như bố vợ phải đấm” có hàm ý gì? Rồi câu người xưa vẫn thường nói “Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” có thể hiểu như thế nào? Chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta giải đáp những từ ngữ này.

Xem thêm

Tại sao lại nói: "Mẹ gà con vịt"?

08:59

“Ý tại ngôn ngoại” có ý nghĩa là gì? Tại sao lại nói “mẹ gà con vịt”, câu “cần ăn xuống, muống ăn lên” có ý nghĩa là gì, câu này là thành ngữ hay tục ngữ? Hiểu thế nào về cụm từ “chế tài”? Mọi thắc mắc sẽ được chuyên gia ngôn ngữ, PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam giải đáp.

Xem thêm

Hiểu như thế nào về cụm từ "mẻ không ăn cũng chết"?

09:57

Có một số câu thành ngữ khá thông dụng, tuy nhiên không phải là ai cũng hiểu rõ, chẳng hạn như “nhàn cư vi bất thiện” thì “cư vi” ở đây được hiểu như thế nào? Câu “mẻ không ăn cũng chết” thì có hàm ý gì? Liệu chữ “mẻ” ở đây có cùng nghĩa với chữ “mẻ” trong cụm từ “khinh người như mẻ” hay không? Rồi cụm từ “phong phanh” và “phong thanh” dùng thế nào mới là chính xác. Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp giải thích về những trường hợp này.

Xem thêm

Lời chào - Nét đẹp trong văn hóa của người Việt

09:58

“Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”. “Một chào, hai dạ, ba thưa. Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”. Lời chào là một nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu của mỗi cá nhân khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Cùng tìm hiểu về lời chào, một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người Việt cùng PGS, TS Trương Thị Nhàn, giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Huế.

Xem thêm

Câu tục ngữ "Đói thì ăn vất, mất thì nói quàng" có ý nghĩa là gì?

09:57

Cụm từ “xiêm y”, “xiêm áo” và “áo xống” khác nhau ra sao? “Từ điển” và “tự điền” dùng thế nào mới là chính xác? Cụm từ “cổ động” và “sách động” có gần nghĩa với nhau hay không? Và câu tục ngữ “Đói thì ăn vất, mất thì nói quàng” có ý nghĩa là gì? Ở đây từ “mất” và “vất” được hiểu như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe anh phân tích về những trường hợp này.

Xem thêm

Cùng chuyên gia ngôn ngữ tìm hiểu về giai thoại của một số câu đối khó hiểu

09:57

Vế đối “Da trắng vỗ bì bạch” là của ai? Vì sao đối lại vế này lại rất khó? Câu đối “Thiếp từ thưở lá thắm xe duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ". Vế đối là "Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh”. Vậy nghĩa của những vế đối này là gì và giai thoại của nó như thế nào? Trong chương trình hôm nay Chuyên gia ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những vế đối này.

Xem thêm

Cụm từ "phong sát" có ý nghĩa là gì?

09:59

Câu “Nhờ ông vải húp nước suýt” có ý nghĩa là gì? Câu “Mũi vạy lái phải chịu đòn” có hàm ý ra sao? Chữ “vạy” ở đây được hiểu như thế nào? Cụm từ “phong sát” xuất hiện gần đây trên báo chí có ý nghĩa là gì? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Vì sao tháng Chạp gọi là tháng củ mật?

09:59

Tháng cuối năm âm lịch có một cái tên khá đặc biệt: tháng Chạp. Vậy, nguồn gốc và ý nghĩa của tên tháng này là gì? Ngoài ra ở miền Bắc, ngày xưa các cụ thường quan niệm tháng cuối năm âm lịch là “tháng củ mật”. Vậy, cụm từ “củ mật” được hiểu như thế nào? Kho tàng câu đố của Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc, có nhiều câu rất thú vị, không phải dễ đoán, chẳng hạn như “Tứ túc mà lưỡng hai đầu. Áo thì có mặc đằng sau bao giờ. Mẹ bảo, mẹ chỉ thương cái thằng thứ tư. Nó thì khó nhọc chẳng như tám thằng

Xem thêm

Cụm từ "Anh em cọc chèo" hay "Anh em đồng hao" có nguồn gốc như thế nào?

09:55

Câu “Phúc đức nơi nao, cầu ao đổ nát” mà người xưa vẫn thường nói thì có hàm ý gì? Đây là một câu thành ngữ hay tục ngữ? Cụm từ “Anh em cọc chèo” hay “Anh em đồng hao” có nguồn gốc như thế nào? Rồi trong cụm từ “ăn quỵt” chữ “quỵt” có nghĩa là gì? Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ gặp lại chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiện tượng tùy tiện sử dụng tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông

09:50

Hiện nay việc sử dụng các từ tiếng Anh xen lẫn với tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong một số các chương trình games show trên truyền hình khá phổ biến. Việc sử dụng ngôn ngữ “lai căng” như vậy phải chăng là do chúng ta đã khá tự ti khi dùng tiếng Việt? Điều này có phải đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và liệu việc xây dựng, triển khai Bộ Luật ngôn ngữ có phải là điều cần thiết? Cùng nghe chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách

Xem thêm

Ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất

09:55

Từ thực tế quan sát trong lao động sản xuất, ông cha ta ngày xưa đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm thông qua những câu ca dao, tục ngữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Chẳng hạn như câu: “đầu thanh cao tiến, thấp hậu chẳng tậu thì sao” được hiểu như thế nào? Hay câu “nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” được dùng để chỉ điều gì? Câu “trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu” người nông dân có thể áp dụng trong việc trồng lúa như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ P

Xem thêm

Tìm hiểu một số từ ngữ liên quan đến dịch bệnh

09:58

“Dịch bệnh” và “Đại dịch” có giống nhau hay không? Cụm từ “căn nguyên” và “thu dung” có ý nghĩa là gì? PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ Điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Sen đầm" hay "sen đầm quốc tế" có ý nghĩa gì?

09:53

Cụm từ “sen đầm” có ý nghĩa là gì? Có thể hiểu thế nào về chữ "sen" và chữ "đầm"? Cụm từ “cặp bài trùng” hiện đang được sử dụng có ý nghĩa ra sao?

"Ôm cây đợi thỏ" ám chỉ điều gì?

09:59

Cụm từ “nhân nghĩa bà Tú Đễ” được dùng để ám chỉ về điều gì? Câu thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” thì có ý nghĩa ra sao? Cụm từ “Lội ngược dòng” thường được dùng trong những trường hợp nào? ....Từ ngữ thế nào thì được gọi là “Hán Việt” và “thuần Việt”..... PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam giải thích về ý nghĩa của những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về "ái nữ", "thục nữ", "ngọc nữ"

10:00

Có rất nhiều từ được sử dụng để chỉ về một nửa xinh đẹp, đáng được yêu thương và trân trọng của Thế giới.... Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những từ ngữ này. Chẳng hạn như: “phụ nữ” và “đàn bà” khác nhau như thế nào? Hay các cụm từ như “ái nữ, thục nữ, ngọc nữ”... hay “tố nữ ” thì được hiểu ra sao? TS. Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Lấy muối làm ngon, lấy nước làm sạch, lấy con làm giàu" có ngụ ý gì?

09:57

“Dị hợm” có ý nghĩa là gì? “hợm hĩnh”, “hợm đời” có cùng nghĩa với “dị hợm” ? Có thể hiểu thế nào về câu thành ngữ “Kiến giả nhất phận”? Câu tục ngữ “lấy muối làm ngon, lấy nước làm sạch, lấy con làm giàu” có ngụ ý gì? PGS.TS Phạm Văn Tình - Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Vì sao nói "đều như vắt chanh"?

09:57

Trong cụm từ “đều như vắt chanh”, chữ "chanh" ở đây có phải là quả chanh hay không? Ở thành ngữ “cha vơ chú váo” thì từ "vơ" và "váo" có ý nghĩa ra sao? Cụm từ “tâm thư” được dùng để chỉ loại thư gì ? Và nó được sử dụng như thế nào mới là chính xác? TS. Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Từ "toang", "hóng" ... được giới trẻ sử dụng như thế nào?

09:57

Từ “toang”có ý nghĩa thế nào mà hiện nay giới trẻ lại thích sử dụng như vậy? Chữ " toang" trong các cụm từ “toang hoang”, “vỡ toang”, “toang hoác”... khác nhau thế nào"? Từ "hóng" mà cư dân mạng thường sử dụng liệu có cùng nghĩa với cụm từ "hóng hớt"? PGS.TS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải đáp cùng quý vị ý nghĩa của những từ ngữ này.

Xem thêm

Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ "giả trân"?

09:58

Gần đây trên mạng xã hội, trên facebook xuất hiện khá thường xuyên nhiều cụm từ có lẽ là độc lạ được giới trẻ rất ưa sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu, chẳng hạn như từ “giả trân” có ý nghĩa là gì? Phải chăng đây là một từ hán việt? Cụm từ “phanh xích lô” có nguồn gốc ra sao và được giới trẻ sử dụng trong những trường hợp nào? Rồi cụm từ “đi đường quyền” có hàm ý gì và sự ra đời của cụm từ này có liên quan đến nhân vật nào? Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng gặp gỡ PGS, TS Phạm V

Xem thêm

Vì sao lại nói "Nắng đan đó, mưa gió đan gàu"?

09:56

Có nhiều câu tục ngữ liên quan đến đời sống của người nông dân rất thú vị, tuy nhiên về ý nghĩa của nó đôi khi cũng gây thắc mắc cho người sử dụng. Chẳng hạn vì sao lại nói “nắng đan đó, mưa gió đan gàu” hay câu “ Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay” thì có hàm ý ra sao? Rồi trong câu “ăn có sở, ở có nơi” thì chữ “sở” được sử dụng với ý nghĩa là gì? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ- Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp tìm hiểu về những câu tục ngữ này

Xem thêm

"Mục hạ vô nhân" được dùng để chỉ những người như thế nào?

09:58

Câu thành ngữ “kiến bò miệng chén” được sử dụng trong những trường hợp nào? Thành ngữ “kinh bang tế thế” được dùng với hàm ý gì? Câu “mục hạ vô nhân” thường được chỉ những người như thế nào? Trong cụm từ “kể cả bề trên” thì “kể cả” có ý nghĩa gì? Chuyên gia ngôn ngữ - Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ bật mí về những từ ngữ này...

Xem thêm

Hiểu thế nào về thuật ngữ "Hồi quang phản chiếu"?

07:19

Chữ “phản” có rất nhiều từ ghép khác nhau khá thú vị, chẳng hạn như “phản phúc”, “phản thùng”, “phản trắc” và “phản phong”... Những cụm từ này có ý nghĩa là gì và thường được dùng trong trường hợp nào? Câu “Hồi quang phản chiếu” có ý nghĩa gì và sử dụng như thế nào mới đúng? Chuyên gia ngôn ngữ, PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp tìm hiểu về những cụm từ này:

Xem thêm

Cổ nhân răn dạy: "Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ"

09:56

Câu nói con người hơn nhau ở ngộ, quý ở thiện và cao ở nhẫn có ý khuyên răn con người ta như thế nào? Câu “cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới” được hiểu ra sao? Câu “ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ” được dùng để nói về điều gì? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe anh phân tích về những trường hợp này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về khái niệm "khí hậu" và "thời tiết"?

09:55

- Một số khái niệm về thời tiết, khí hậu tưởng chừng như rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ. Chẳng hạn như: lũ, lụt hay ngập úng khác nhau ra sao? Khái niệm “cực đoan” trong thời tiết được hiểu như thế nào? Khí hậu và thời tiết dùng như thế nào mới là chính xác? Vì sao lại gọi là “nước cứng”. Trong chương trình hôm nay, chuyên gia thủy văn quản lý tài nguyên nước, PGS, TS Bùi Công Quang, nguyên giảng viên cao cấp trường ĐH Thủy Lợi sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những trường hợp nà

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào về câu "Mưa rừng cọ, gió rừng thông"?

09:58

Câu “Chữ tốt chẳng nề bút cùn” có nghĩa là gì? Từ “nề” ở đây được dùng với hàm ý ra sao? “Mưa rừng cọ, gió rừng thông” có gì đặc biệt mà được người xưa đưa vào tục ngữ? Có thể hiểu ra sao về câu “Nội yên chi phúc”? Rồi cụm từ “quế hòe” thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Có thể chuẩn hóa việc phiên âm tên tiếng nước ngoài như thế nào?

09:53

Câu chuyện lộn xộn phiên âm tên tiếng nước ngoài sang tiếng Việt gây nhiều bất cập và hệ lụy không đáng có. Vậy việc ra một danh mục phiên âm chuẩn thống nhất có phải là điều thật sự cần thiết và việc làm này có khả thi hay không? Mời quý vị và các bạn nghe tiếp câu chuyện luận bàn về vấn đề này giữa các chuyên gia ngôn ngữ: PGS, TS Nguyễn Hữu Đạt; PGS, TS Phạm Văn Tình và phiên dịch tiếng anh Tạ Quang Đông.

Xem thêm

Xuất xứ của câu thành ngữ "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"?

09:59

“Đánh” không có nghĩa là đánh mà lại có nghĩa là “ăn”, “mặc” và cả “chơi”. Sự chuyển nghĩa, đa nghĩa của tiếng Việt sẽ được chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam phân tích trong chương trình hôm nay. - Xuất xứ của các câu thành ngữ "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" và "Liều mình cứu Chúa"

Xem thêm

Hiểu thế nào về cụm từ "công nghệ lưỡng dụng"?

09:56

- Cụm từ “viện dẫn” phải sử dụng thế nào mới là chính xác? Cụm từ “lượng dụng” có hàm ý ra sao và có thể hiểu thế nào về “công nghệ lưỡng dụng”? Trong cụm từ “chiềng làng, chiềng chạ”, từ chiềng và chạ có ý nghĩa là gì? Chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Phạm Văn Tình sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này. - Đi tìm điển tích: Mất bò mới lo làm chuồng.

Xem thêm

Cụm từ "Nhâm Dần" có ý nghĩa như thế nào?

09:59

Tết đến Xuân về, ai cũng mong muốn một năm mới dồi dào sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Năm nay là năm Nhâm Dần và mọi người đều hi vọng cái tên năm Nhâm Dần sẽ xua tan những u ám, dịch bệnh, mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà. Vậy cụm từ “Nhâm Dần” ở đây nói lên điều gì? Những người sinh năm Nhâm Dần, năm 1962, năm nay 60 tuổi được gọi là “lục thập hoa giáp”. Vậy cụm từ này có ý nghĩa như thế nào? Rồi các cụm từ được dùng để chỉ các tuổi, như 30, 40, 50, như tam thập nhi lập, tứ thập

Xem thêm

"Dư luận" và "công luận" được sử dụng khác nhau như thế nào?

09:59

Chữ “luận” có nhiều từ ghép khác nhau rất thú vị, tuy nhiên những từ ghép này sử dụng không phải là dễ dàng. Chẳng hạn như từ “dư luận” và “công luận” khác nhau thế nào? Từ “luận chứng”, “luận cứ” và “luận điểm” có ý nghĩa phân biệt ra sao? Có thể hiểu thế nào về các từ “ngôn luận”, “chính luận” và “xã luận”? Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Lời giải một số câu ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất

09:57

Trong chương trình trước, quý vị và các bạn đã biết đến một số câu tục ngữ về lao động sản xuất rất thú vị. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số câu tục ngữ khác là những kinh nghiệm rất hữu ích trong việc trồng cấy, chăn nuôi. Chẳng hạn như: “tua rua mọc vàng cây héo lá, tua rua lặn chết cá chết tôm” hay “mạ lăn lo lăn lo lóc, lúa lăn con ăn bằng gì”, câu “một ngày vãi chài, 72 ngày phơi lưới”. Vậy những câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ g

Xem thêm

Nói lái - loại hình ngôn ngữ đặc sắc của người Việt

09:57

- Thú chơi chữ trong tiếng Việt là một trò chơi trí tuệ rất thú vị được ông cha ta sử dụng để truyền tải những tâm tư, tình cảm, ước mơ vào những câu đố, những vế đối thật dí dỏm và phong phú. Thường đằng sau những câu chữ ấy ẩn hiện những sự vật, sự việc gắn liền với đời sống của người nông dân xưa, cả những lời trêu trọc hay phê phán nhẹ nhàng nhưng trên hết vẫn là những tiếng cười thật sảng khoái. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ nghe chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ giới thiệu k

Xem thêm

Câu thành ngữ "Sáng tai họ, điếc tai cày" có ý nghĩa ra sao?

09:53

Cụm từ “mô phạm” có ý nghĩa là gì? Cụm từ “tự tôn” thường được dùng trong những trường hợp nào? Có thể hiểu thế nào về chữ “đầm” trong cụm từ “mị đầm”? Câu thành ngữ “sáng tai họ, điếc tai cày” thì có ý nghĩa ra sao? Chuyên gia ngôn ngữ - Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp bật mí về những từ ngữ này.

Xem thêm

Loạn đặt tên chung cư theo tiếng nước ngoài

10:00

Hầu hết các chung cư ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn hiện nay đều đặt tên theo tiếng nước ngoài mà cụ thể là tiếng Anh. Tình trạng loạn đặt tên chung cư theo tiếng nước ngoài này đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự trong sáng của tiếng Việt và văn hóa Việt Nam?

Xem thêm

Vì sao ca trù lại được gọi là "hát nhà trò"?

09:59

- Có những cụm từ được dùng để chỉ một số các loại hình nghệ thuật và người chơi mà chúng ta vẫn thường gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu, chẳng hạn từ “ca trù” và “cô đầu” có nguồn gốc như thế nào? Vì sao “ca trù” lại được gọi là hát nhà trò. Từ “đào”, “kép” và “quan văn” được dùng để chỉ những người nào? Những từ ngữ này được hình thành như thế nào? Rồi trong cụm từ “ông bà, ông vải” thì chữ “vải” ở đây có ý nghĩa ra sao? Chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về

Xem thêm

Bạn có phân biệt được nghĩa của hai từ “tri ân” và “biết ơn”?

09:57

Cụm từ “tri ân” và "biết ơn" có ý nghĩa là gì? cụm từ “phụng dưỡng” trong “phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng” có khác với cụm từ “nuôi dưỡng” hay không? Cụm từ “anh linh” và “vong linh” phân biệt sử dụng như thế nào? TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Chữ “ trường” biến đổi qua các từ ghép như thế nào?

09:58

“Trường thi”, “trường chinh”, “trường vốn” rồi “đoạn trường”, “hý trường”…. chữ “trường” có nghĩa gốc là gì? Ý nghĩa của nó biến đổi như thế nào qua các từ ghép? Chuyên gia ngôn ngữ, PGSTS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Đuối nước" và "chết đuối" liệu có phải là cùng nghĩa?

09:58

Có một số từ chúng ta vẫn sử dụng thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng. Chẳng hạn như từ “đuối nước” và “chết đuối” liệu có phải là cùng nghĩa. Cụm từ “phóng tác” và “dụng điệp” sử dụng khác nhau như thế nào? Từ “phong thành” thường thấy xuất hiện trong thời gian gần đây có nghĩa gốc là như thế nào? Trong chương trình hôm nay PGS, TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Chữ "kiến" là từ hán việt hay thuần việt?

09:59

Chữ “kiến” là một từ có rất nhiều từ ghép khá thú vị. Chẳng hạn “kiến tạo”, “kiến thiết”, “kiến lập”, “chủ kiến”, “kiến giải”, “kiến giả”. Vậy chữ “kiến” ở đây có ý nghĩa là gì? Đây là từ hán việt hay thuần việt. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe anh phân tích về những thắc mắc này.

Xem thêm

Câu thành ngữ, tục ngữ "Ăn tấm trả giặt" có ý nghĩa gì?

09:57

Có một số cụm từ khá là gần nghĩa, gây khó cho người sử dụng, chẳng hạn như các cụm từ “tham vấn”, “tư vấn” và “cố vấn” có ý nghĩa khác nhau và phân biệt như thế nào? Hay cụm từ “thẩm tra” và “thẩm định” có thể sử dụng trong các trường hợp khác nhau ra sao?” Rồi câu “ăn tấm trả giặt” thì có ý nghĩa gì. Ở đây có thể hiểu thế nào về từ “giặt”? Chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này. - Câu chuyện về t

Xem thêm

Giải nghĩa "người làm sao bào hao làm vậy"

09:57

- Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ trong dân gian chúng ta thường dùng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ. Chẳng hạn như câu: “tránh thằng một nai, gặp thằng hai nậm” có hàm ý gì? Câu “mắm mặn chết dòi” có phải đơn thuần chỉ là nói về cách làm mắm hay không? Câu “người làm sao bào hao làm vậy” được dùng để nói về những người như thế nào? Cụm từ “bào hao” có ý nghĩa ra sao? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ gi

Xem thêm

Chữ 'quả' và chữ 'cô' trong 'cô quả cô độc' có ý nghĩa như thế nào?

09:53

Câu thành ngữ “Cô quả cô độc” sử dụng trong những tình huống nào mới là chính xác? Chữ “cô” ở đây có ý nghĩa là gì? liệu nó có cùng nghĩa với chữ cô trong “cô nam quả nữ” hay không? Cụm từ “quả nhân” thường được sử dụng để chỉ những người như thế nào? chuyên gia ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Đầu thú" và "tự thú" phân biệt thế nào?

09:54

Từ “Đầu thú” và “tự thú” phân biệt thế nào? Cụm từ “thuyết âm mưu” sử dụng trong trường hợp nào mới chính xác? Câu “ Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi” là thành ngữ hay tục ngữ? Và có hàm ý gì? PGS. TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải đáp về những trường hợp này.

Xem thêm

"Đặc biệt" và "đặc chủng" khác nhau như thế nào?

09:58

Từ “đặc biệt” với “đặc chủng” sử dụng phân biệt thế nào? “quân chủng” với “binh chủng” khác nhau ra sao? …và hiểu thế nào về cụm từ “Thủy quân lục chiến”?.. Rồi câu tục ngữ “Con mắt là mặt đồng cân” thì có ý nghĩa là gì? PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện từ Điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Phân biệt "chính chuyên" và "chuyên chính"

09:59

Chữ "chính" có những ý nghĩa như thế nào? Cụm từ “chính chuyên và chuyên chính” có ý nghĩa khác nhau ra sao? Chữ "chính" trong cụm từ “chính đại quang minh” có ý nghĩa là gì? GS.TS Nguyễn Văn Khang, đến từ Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, sẽ giải thích về những trường hợp này.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc về việc viết chính tả hai chữ "i" hay "y" cho đúng

09:54

Hiện nay việc viết chính tả hai chữ “i” và “y” đang có sự thiếu thống nhất trên báo chí, trong sách in và nhiều loại văn bản. Đã có nhiều ý kiến cho rằng sự thiếu thống nhất này gây khó khăn cho người sử dụng. Vậy tại sao xảy ra sự lộn xộn trong cách viết chính tả hai chữ “i” và “y”? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình hôm nay. Cuối chương trình các bạn sẽ được nghe xuất xứ của câu thành ngữ “Thỏa chí tang bồng”.

Xem thêm

Cụm từ "bóc phốt" hay "dính phốt" có nguồn gốc từ đâu?

09:58

Có một cụm từ người ta hay nhắc đến người quản lý hay là đứng đầu một tổ chức nào đó là từ “ông bầu”, “bầu sô”, “ông cai” hay là “ông cai đầu dài”. Vậy trong cụm từ “ông bầu” hay là “bầu sô” thì “bầu” và từ “bầu sô” có ý nghĩa là gì? Từ “cai” có nghĩa gốc như thế nào? Cụm từ “cai đầu dài” sử dụng khác với “cai” ra sao? Cụm từ “bóc phốt” hay “dính phốt”, từ “phốt” có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa ra sao? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ giúp chúng ta tìm h

Xem thêm

Nghĩa của từ quả và các từ ghép với nó

09:53

Có rất nhiều từ ghép cấu tạo từ chữ quả như “quả phúc”, “quả báo”, “quả phụ”, hay “nhân quả”, “chính quả” …rồi cả “lại quả”, Vậy từ quả có nghĩa gốc là gì? Nó biến đổi ra sao qua các từ ghép? PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ phân tích về những từ ngữ này

Xem thêm

Tìm hiểu một số từ ngữ liên quan đến báo chí

09:54

Trong các cụm từ “báo chí", "tạp chí” thì chữ “chí” ở đây có ý nghĩa là gì? Các cụm từ “báo chí chính luận", hay "thông cáo báo chí” sử dụng như thế nào mới là chính xác? Có thể hiểu ra sao về cụm từ “thông tấn” trong “thông tấn xã Việt Nam”? TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp phân tích về những trường hợp này.

Xem thêm

"Me xưa" được sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt như thế nào?

09:58

- Cụm từ “me xưa” hay “mất me xưa” có ý nghĩa là gì? “Ở giá” và “xuất giá” sử dụng thế nào mới là chính xác? Chữ “giá” trong 2 từ này có cùng nghĩa hay không? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, PGS, TS Phạm Văn Tình để nghe ông phân tích về những từ ngữ này. - Đi tìm điển thích: Câu chuyện thành ngữ “Áo gấm đi đêm”.

Xem thêm

"Kỹ nữ" hiểu thế nào cho đúng?

09:58

"Mỹ nhân", "mỹ nữ" và "kỹ nữ" khác nhau ra sao? hay các cụm từ "nhi nữ" và "nữ nhi" liệu ý nghĩa và cách dùng có giống nhau không? Rồi cụm từ “Nam thanh nữ tú” được dùng để chỉ về những người như thế nào? TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Dấu" và "giấu" khác nhau như thế nào?

09:57

Từ "dấu" d – đ và "dấu" gi-i phân biệt sử dụng thế nào? Câu thành ngữ “Khẩu thiệt vô bằng” có ý nghĩa là gì ? Câu “Oan gia ngõ hẹp” thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Những thắc mắc của bạn sẽ được GS.TS Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam giải thích.

Xem thêm

Chuyên gia ngôn ngữ giải đáp thắc mắc hiện tượng "sao kê"

09:54

Vừa qua, có một số cụm từ xuất hiện với tần suất khá dày trên mạng xã hội, gây thắc mắc cho nhiều người. Như cụm từ “sao kê” có ý nghĩa là gì? Cụm từ “cắt lỗ bất động sản” hiện được giới đầu tư nhà đất rất ưa sử dụng có hàm ý ra sao? Rồi câu “khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét” người xưa sử dụng trong những trường hợp nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hai cụm từ "phong vị" và "hương vị" khác nhau như thế nào?

09:50

Có hai cụm từ “phong vị” và “hương vị” được sử dụng tương đương với nhau. Chẳng hạn như “phong vị của một miền quê”, “hương vị của một vùng quê”. “Hương vị” được dùng để chỉ một mùi vị nào đó. Hai cụm từ này liệu có đồng nghĩa không? Vậy cụm từ “phong vị” và “hương vị” khác nhau thế nào? Cụm từ “đầu thú” và “tự thú” phân biệt sử dụng ra sao? Trong câu thành ngữ “Môn đăng hậu đối” thì chữ “đăng” ở đây có nghĩa là gì? Nhiều người còn nói là “Môn đương hậu đối”, vậy câu nào mới là chính xác? Trong

Xem thêm

Phân biệt "nhuận bút" khác gì so với "thù lao"?

09:59

Một số cặp từ có ý nghĩa khá gần nhau đã gây thắc mắc cho nhiều người khi sử dụng, như “danh lam” và “thắng cảnh” có cùng nghĩa hay không? Cụm từ “cô đơn” và “cô độc” phân biệt, sử dụng như thế nào? Cụm từ “nhuận bút” và “thù lao” phải chăng là cùng nghĩa? Từ “xiêm” và “áo” có ý khác nhau ra sao? Trong chương trình hôm nay, PGS, TS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những cặp từ này.

Xem thêm

Người xưa sử dụng cụm từ "khoa bảng" và "bảng nhãn" với ý nghĩa là gì?

09:59

Có một số từ gần nghĩa khá là khó phân biệt chẳng hạn như “cử tuyển”, “ứng cử” và “ứng tuyển” khác nhau như thế nào? Cùng được cấu tạo từ chữ “trợ” thì các cụm từ “hỗ trợ”, “viện trợ” và “tài trợ” được dùng với hàm ý khác biệt ra sao? Rồi cụm từ “khoa bảng” và “bảng nhãn” được người xưa sử dụng với ý nghĩa là gì? Trong chương trình hôm nay, PGS, TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, sẽ giúp tìm hiểu về những cụm từ này.

Xem thêm

Cụm từ "Hiển vinh" và "Hiển đạt" sử dụng khác nhau như thế nào?

09:50

Câu “Lanh chanh như hành không muối” có ý nghĩa là gì? Tại sao người xưa lại ví “lanh chanh” với “hành không muối”? Câu “Dĩ công vi thượng” có hàm ý ra sao? Cụm từ “Sa trường” có nguồn gốc thế nào? Chữ “Sa” sử dụng “x” hay “s” mới là chính xác. Rồi cụm từ “Hiển vinh” và “Hiển đạt” dùng khác nhau thế nào? Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Tìm hiểu gốc gác của câu thành ngữ "múa rìu qua mắt thợ"

09:58

Những từ Hán Việt chỉ thời gian như “thập kỷ”, “thập niên”, “kỳ nguyên”, “thời đại”... thường xuất hiện trên báo chí, trong hội thảo khoa học và đôi khi cả trong ngôn ngữ đời thường. Tuy nhiên nghĩa của các cặp từ này khác nhau thế nào? Câu thành ngữ “múa rìu qua mắt thợ” được hiểu ra sao? Khách mời GS, TS Nguyễn Văn Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sẽ giải đáp rõ hơn về những khái niệm này.

Xem thêm

"Phản ánh" và "phản ảnh" liệu có phải là đồng nghĩa?

09:57

Có rất nhiều cặp từ ý nghĩa khá gần nhau. Để sử dụng chính xác các cặp từ này không phải là chuyện đơn giản. Cụm từ “chính kiến” và “chủ kiến” phải sử dụng thế nào mới là chính xác? Rồi từ “phản ánh” và “phản ảnh” có khác nhau không, dùng như thế nào? Cụm từ “nhân chứng” và “chứng nhân” liệu có phải là đồng nghĩa? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu ra sao về câu tục ngữ "Mống đông vổng tây, chẳng mưa dây cũng gió giật"?

09:50

Trong bản tin dự báo thời tiết có một số khái niệm mà nhiều người chưa hiểu rõ, chẳng hạn như “gió Phơn tây nam là loại gió gì”? Nắng nóng trên diện rộng và nắng nóng cục bộ khác nhau như thế nào? Có thể hiểu ra sao về câu tục ngữ “Mống đông vổng tây, chẳng mưa dông cũng bão giật”. Trong chương trình hôm nay, chuyên gia khí tượng thủy văn ông Lê Thanh Hải, nguyên phó tổng cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn sẽ giúp giải thích về những trường hợp này.

Xem thêm

Vì sao "gái thương chồng" lại được so sánh với "buổi chợ đương đông"?

09:58

Vì sao "gái thương chồng" lại được so sánh với "buổi chợ đương đông"? Còn “nắng quái chiều hôm” thì có liên quan gì đến “trai thương vợ”?... Rồi câu thành ngữ “Quân hồi vô phèng” có ý nghĩa ra sao, ....hay cụm từ “điêu linh” trong “khốn khổ điêu linh” thì được hiểu như thế nào? Chuyên gia ngôn ngữ, PGS. TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải thích những thắc mắc này.

Xem thêm

Tìm hiểu một số từ ghép có phụ âm đầu giống nhau

09:58

Các cụm từ như “cần cù”, “xinh xắn”, rồi “do dự”, hay là “tinh tế”... sử dụng thế nào là chính xác? Những thành tố đứng sau trong các trường hợp này như “cù”, “xắn”, “dự” rồi “tế” thì có ý nghĩa là gì? Liệu đây có phải là các từ láy âm đầu như nhiều người vẫn nghĩ ? Chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về từ "khai phóng"?

09:46

Khai phóng, khai mở, khai sáng, khai khẩn ….cùng là những từ được cấu tạo từ chữ "khai", vậy ý nghĩa của chúng khác nhau như thế nào? Các từ "khuyến nghị" và' kiến nghị" sẽ được phân biệt ra sao? PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về câu "Trời đã xẩm tối rồi, gà còn đi bới, điềm trời sắp mưa"?

09:58

Trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp, từ quy luật tự nhiên, ông cha ta đã đúc rút thành những kiến thức hết sức quý giá về dự báo thời tiết, được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ rất thú vị chẳng hạn như “Trời đã xẩm tối rồi, gà còn đi bới, điềm trời sắp mưa” Vậy “điềm trời” ở đây là gì? Câu “Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa” được sử dụng như thế nào? Hiểu ra sao về câu “Tam đào đội mũ, nước lũ sẽ về”? Chuyên gia khí tượng thủy văn, ông Lê Thanh Hải, nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổn

Xem thêm

Ý nghĩa và cách sử dụng cụm từ "tiềm thức"

09:57

Một số từ ghép của chữ “thức” có ý nghĩa khá trừu tượng, mơ hồ, đôi khi gây lúng túng cho người sử dụng. Chẳng hạn như cụm từ “tiềm thức” có ý nghĩa là gì? Cụm từ “cảm thức” thường được dùng trong những trường hợp nào? Có thể hiểu ra sao về cụm từ “thường thức” và “tỉnh thức”. Hai cụm từ này liên quan đến tri thức như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Kĩ thuật" hay "kỹ thuật"? "Nước Mỹ" hay "nước Mĩ"?

09:53

Sử dụng chữ "i" ngắn hay "y" dài như thế nào cho chính xác? Với những từ: "ý chí", "ỉ eo", "chây ì", "kĩ thuật", "kỳ vọng", "yếm thế", "quý trọng"... sẽ viết "i" ngắn hay "y" dài? PGS.TS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Xem thêm

Tìm lời giải cho một số câu đố theo lối nói lái

09:56

- Chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm lời giải đáp cho một số câu đố theo lối nói lái của người xưa rất thú vị, chẳng hạn như: “Bằng cha, bằng chả, bằng chà. Con nít nghe nói, sợ đà thất kinh”. Rồi câu “Khoan đầu, khoan cổ, khoan lai, bò la, bò liệt đố ai biết gì”. Hay câu “Cái gì hình dáng vuông vuông, nắm cho nó chặt kẻo buông nó phình. Cây chi hình dáng xinh xinh, hễ cà thì nhột cùng mình người ta”. - Giai thoại sử dụng lối nói lái của trạng trình Nguyễn B

Xem thêm

"Tất cả" và "tất thảy" phân biệt thế nào?

09:55

Cụm từ “biểu lộ”, “bộc lộ, “phát lộ” khác nhau ra sao? “Tất cả” và “tất thảy” dùng phân biệt thế nào? “Thể tất” với “thể lượng” liệu có cùng nghĩa hay không? Rồi cụm từ “liêm phóng” sử dụng thế nào mới là chính xác? GS.TS Nguyễn Văn Khang đến từ Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Bài học về việc dùng từ thuần Việt của Bác Hồ

09:54

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất tinh thông và am hiểu sâu sắc về việc sử dụng từ ngữ. Chẳng hạn như tên bí danh Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh mà Người đã chọn có ý nghĩa là gì? Câu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Bác nói với hàm ý ra sao? Rổi trong câu nói “Y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi”, thì ở đây cụm từ “khang kiện” Bác dùng được hiểu như thế nào? Chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của những từ ng

Xem thêm

"Bản ngã", "bản ngữ", "bản sắc"… sử dụng thế nào?

10:01

“Bản ngã”, “bản ngữ”, “bản sắc”, “bản mặt” ......rồi “bản mộc” thì có ý nghĩa là gì? Chữ bản thay đổi như thế nào qua những từ ghép này? chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giải thích về ý nghĩa và cách sử dụng của những từ ngữ này.

Xem thêm

Nguồn gốc của từ "Vu lan" xuất phát từ đâu?

09:58

Theo dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng “cô hồn”, người dân thường tổ chức cúng lễ vu lan. Vậy “cô hồn” có nghĩa là gì và nguồn gốc của từ “Vu lan” xuất phát từ đâu? Rồi có thể hiểu ra sao về chữ “ngạ” trong cụm từ “ngạ qủy”? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ PGS, TS Phạm Văn Tình, Phó tổng biên tập Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam để nghe ông giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Câu "trâu cổ vò, bò cổ dải" hay "trâu cổ cò, bò cổ dải"?

09:58

Câu “trâu cổ vò, bò cổ dải” ám chỉ điều gì? Cũng có người nói “trâu cổ cò, bò cổ dải”. Vậy trong 2 câu này, câu nào mới là đúng? Đây có phải là thành ngữ hay không? Thành ngữ “đa ngôn, đa quá” được dùng để nói về những người như thế nào? Trong câu "Đang yên đang lành, đọc canh phải tội", chữ "canh" có ý nghĩa gì? Hiểu thế nào về thành ngữ “đã nghèo lại còn mắc cái eo”? Chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giúp tìm hiểu về những vấn đề này.

Xem thêm

"Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư?"

09:55

Trong các cụm từ “yêu dấu", "hỏi han", "xương xẩu", "thi thố” thì các từ "dấu", "han", "xẩu", "thố” có ý nghĩa là gì? Câu thành ngữ “Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư?” được sử dụng như thế nào? Từ “von” ở đây có ý nghĩa ra sao? Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ giúp tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Chữ "cù" trong "đèn cù" có ý nghĩa là gì?

10:00

Ngày rằm Trung thu trẻ em thường chơi đèn cù hay còn gọi là đèn kéo quân, vậy chữ “cù” trong “đèn cù” có ý nghĩa là gì? Câu thành ngữ “chạy như đèn cù” có hàm ý ra sao? Rồi câu “bò đất, ngựa gỗ” được sử dụng trong những trường hợp nào và phải hiểu như thế nào về câu nói của người xưa: "Đĩ khóc, tù van, hàng sáo kêu lỗ, thế gian sự thường"? Chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Các khái niệm về thủy văn trong dự báo thời tiết được hiểu như thế nào?

09:57

Có những khái niệm về khí tượng thủy văn trong bản tin Dự báo thời tiết mà nhiều người cảm thấy mơ hồ, khó hiểu chẳng hạn như vì sao lại gọi là Áp thấp nhiệt đới? Liệu bão có phải là bão nhiệt đới hay không? Rồi cụm từ "mắt bão" được hiểu như thế nào? Vì sao ở đây lại gọi là mắt? Khi nói bão "đổ bộ" vào khu vực nào đó, thì cụm từ "đổ bộ" có nghĩa như thế nào? Hay cụm từ lượng mưa 200mm có ý nghĩa ra sao? Ông Lê Thanh Hải, nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ giúp giải t

Xem thêm

Cụm từ "bình thường mới" được hiểu như thế nào?

09:58

Các cụm từ “hôn thê” và “hôn phu” có cùng nghĩa với các cụm từ “vị hôn thê” và “vị hôn phu” hay không? Cụm từ “thập niên” và “thập kỷ” sử dụng phân biệt thế nào? Có thể hiểu ra sao về cụm từ “bình thường mới” mà đang xuất hiện khá nhiều trên truyền thông? Chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Cùng chuyên gia giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ về thời tiết và lao động sản xuất

09:52

- Trong lao động sản xuất, ông cha ta đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm thông qua các câu thành ngữ, tục ngữ rất thú vị về thời tiết và lao động, chẳng hạn như các câu “phân gio chẳng bằng cấy mò tháng Sáu”, “trai lành chửa vội, trai thối trời mưa” hay câu “tháng Bảy mưa gãy cành trám”. Những câu này là thành ngữ hay tục ngữ? Ý nghĩa của chúng được dân gian sử dụng như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình để nghe ông phân tích về những

Xem thêm

"Bản sao" và "phiên bản" khác nhau thế nào?

09:50

Chữ “bản” có thể cấu tạo nên nhiều từ ghép rất thú vị, chẳng hạn như “bản làng", "bản Mường", "phiên bản", "bản sao" ... hay "bản thể”. Vậy chữ “bản” có nghĩa gốc là gì? nó biến đổi thế nào qua các từ ghép? Liệu “bản” có phải là một từ Hán Việt? Chuyên gia Ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Nghĩa của cụm từ "ngõ hầu" trong Từ điển Tiếng Việt

09:54

Cụm từ “tình nhân” và “nhân tình” có ý nghĩa và phân biệt thế nào? Cụm từ “phương trượng” và “phương trưởng” có ý nghĩa là gì? Cụm từ “ngõ hầu” có ý nghĩa tương đương với những từ ngữ nào và được sử dụng ra sao? Trong chương trình hôm nay chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Chữ “ngầu”.... được sử dụng linh hoạt thế nào?

09:58

“Đỏ ngầu”, “cool ngầu”, “ngầu bá cháy”, “xí xập ngầu” ... những cụm từ này có ý nghĩa là gì? Chữ “ngầu” thay đổi thế nào qua các từ ngữ này? Rồi vì sao người ta lại nói “Trẻ trồng na, già trồng chuối”? PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Vô hình chung" hay "vô hình trung"?

09:58

“Vô hình chung” hay “vô hình trung”, từ nào mới đúng chính tả? Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không ít người mắc phải lỗi chính tả khi dùng 2 từ này. Mời quý vị và các bạn tìm hiểu hiện tượng viết sai chính tả do không rõ nghĩa với sự tham gia của vị khách mời Tiến sĩ Trần Tiến Khôi, chuyên ngành Hán Nôm, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.

Xem thêm

Cụm từ "hoan ca" và "khải hoàn ca" có gần nghĩa với nhau hay không?

09:58

Câu “Chân không đến đất, cật không đến trời” có ý nghĩa là gì? Chữ “cật” ở đây thì được hiểu như thế nào? Cụm từ “khánh tiết” và “lễ tân” phân biệt sử dụng ra sao? Có thể hiểu thế nào về cụm từ “chưởng bạ”, cụm từ “hoan ca” và “khải hoàn ca” có gần nghĩa với nhau hay không? Trong chương trình hôm nay chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe anh giải thích về những trường hợp này.

Xem thêm

Câu thành ngữ "Yêu nhau rào dậu cho kín" được hiểu như thế nào?

09:57

Vì sao năm mới Tân Sửu được nhiều người gọi là năm trâu vàng? Cụm từ “Tân Sửu” ở đây được hiểu thế nào? Phân tích kỹ cụm từ này có thể luận về những người sinh năm Tân Sửu ra sao? Dân gian vẫn thường nói “Tân biến vi toan” câu này nói lên điều gì? Câu thành ngữ “Yêu nhau rào dậu cho kín” được hiểu như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ có những chia sẻ hết sức thú vị về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hàm ý của câu tục ngữ "Con gái trở vỏ lửa ra"

09:55

Trong kho tàng dân gian Việt Nam có nhiều câu ca dao, tục ngữ cổ rất thú vị. Đó là những lời khuyên răn sâu sắc của người xưa vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chẳng hạn như vì sao lại nói “Thừa con chẳng gả cho hàng chờ, đến 30 tết phất phơ ngoài đường”. Rồi câu “Con gái trở vỏ lửa ra” có hàm ý gì? Hay có thể hiểu thế nào về một câu nói liên quan đến lễ hội đầu xuân “Hội nào vui bằng hội chùa Thầy. Vui thì vui thật chẳng tầy rã La “. Hoặc câu “Cả vóc, cả keo” được hiểu thế nào? Trong chương trình h

Xem thêm

Hiểu thế nào về cụm từ "đặc hữu" trong khái niệm bệnh đặc hữu?

09:59

Bệnh đặc hữu – một khái niệm mới dùng để nói về căn bệnh Covid-19. Vậy ở đây cụm từ “đặc hữu” được hiểu như thế nào? Một số từ liên quan đến việc di chuyển như “di lý”, “áp tải”, “áp tống”, “tháp tùng” sử dụng khác nhau ra sao? Rồi một số cụm từ liên quan đến chữ “linh”, như “linh cữu”, “linh sàng” và “linh xa” có ý nghĩa là gì? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ giúp giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Khái niệm "cộng đồng" được hiểu như thế nào?

09:58

- Thời gian gần đây, cụm từ “cộng đồng” xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như “cộng đồng mạng” hay “cộng đồng người Việt ở nước ngoài”. Vậy khái niệm “cộng đồng” được hiểu như thế nào? - Cũng có chứa chữ “đồng” nhưng cụm từ “bao đồng” thường dùng để ám chỉ điều gì? Vì sao người xưa lại nói “tháng Giêng bếp chủ nhà, tháng Ba bếp con ở”? Chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, để nghe ông phâ

Xem thêm

Câu đối ra đời trong những hoàn cảnh nào?

09:59

Trong kho tàng ngôn ngữ của người Việt, câu đối là nét đẹp văn hóa đã có từ rất lâu đời. Có những câu đối thật là thú vị, chẳng hạn như “Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên rùi sắt” và vế đối lại là “Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đỗ khôi nguyên”. Rồi câu “Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng mến cả” mà vế đối lại là “Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo”. Hay câu “Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long” vế đối lại là “Quả dưa chuộ

Xem thêm

Những từ gì được sử dụng để gọi mẹ?

09:52

Trong tiếng Việt có rất nhiều từ được dùng để gọi mẹ. Vậy đó là những từ gì? Những từ chỉ người như cụm từ liền ông, liền bà liên quan đến cụm từ đàn ông, đàn bà như thế nào? Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Con giáp thứ 13 cộng đồng mạng dùng để ám chỉ điều gì?

09:57

Cụm từ “con giáp thứ 13” - ngôn ngữ cộng đồng mạng, được giải thích ra sao? Cụm từ “Quan ngại” có ý nghĩa là gì? “lo lắng” và “lo ngại” dùng có khác nhau hay không? Cặp từ “va vấp” và “va chạm” sử dụng phân biệt như thế nào? GS.TS Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học XHVN sẽ giúp tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Cụm từ "bác mẹ" có ý nghĩa là gì?

09:58

Cụm từ “bác mẹ” có nghĩa ra sao? “cắt đúm” đươc dùng để chỉ điều gì? cụm từ “đối ẩm” được hiểu như thế nào ? Và cụm từ “chiếu lệ” sử dụng thế nào mới là chính xác. PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa" có hàm ý gì?

09:58

“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” trong câu tục ngữ này, cụm từ “ráng mỡ gà” có nghĩa là gì? Vì sao lại phải giữ nhà khi có “ráng mỡ gà”? Rồi câu mà người dân đi biển thường nói “Bạn chài thợ lái bảo nhau, mống Đông, chớp lạch quay mau về nhà”, từ “mống” ở đây có nghĩa ra sao? Có thể hiểu thế nào về câu “Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn” hay câu các cụ vẫn nói “Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa” thì có hàm ý gì? Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ gặp chuyên gia khí tượng thủy văn, ông

Xem thêm

Từ ngữ thế nào thì được gọi là “Hán Việt” và “thuần Việt”?

09:59

Cụm từ “nhân nghĩa bà Tú Đễ” được dùng để ám chỉ về điều gì? Câu thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” thì có ý nghĩa ra sao? hay cụm từ “Lội ngược dòng” thường được dùng trong những trường hợp nào? .... Và từ ngữ thế nào thì được gọi là “Hán Việt” và “thuần Việt”..... PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam giải thích về ý nghĩa của những từ ngữ này.

Xem thêm

Tìm hiểu về lối chơi chữ đồng âm qua ca dao, tục ngữ

09:58

- Lối chơi chữ được người xưa sử dụng rất dí dỏm và sâu sắc thông qua lối nói lái. Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ giới thiệu về một kiểu chơi chữ khác của người xưa với những câu ca dao, tục ngữ biến chuyển tài tình qua thủ pháp đồng âm. - Đi tìm điển tích: Giai thoại về cách chơi chữ kiểu đồng âm của nhà thơ Trần Tế Xương.

Xem thêm

Các khái niệm về thủy văn trong dự báo thời tiết được hiểu như thế nào? (Bài 2)

09:58

Ngoài các khái niệm về áp thấp nhiệt đới, bão, lượng mưa còn một số cụm từ, chẳng hạn như thế nào là lũ. Có thể hiểu ra sao về cụm từ lũ quét và lũ ống? Người ta hay nói lũ - lụt vậy hai khái niệm này có phải được dùng để chỉ những hiện tượng liên quan đến nhau hay không? Rồi cụm từ "nước dâng do bão" liệu có phải là sóng thần hay thủy triều lớn hay không? Ông Lê Thanh Hải, nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ giúp giải thích về những khái niệm này.

Xem thêm

Tiếng Việt giàu và đẹp

09:56

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã từng dạy “chính cái giàu đẹp đã làm lên cái chất, giá trị, bản sắc tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của một quá trình và biết bao công sức rùi mài”. Vậy có thể hiểu thế nào về “bản sắc tinh hoa” về sự “giàu và đẹp” của tiếng Việt trong câu nói của người? Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng nghe các chuyên gia ngôn ngữ, GS, TS Nguyễn Văn Khang và PGS, TS Phạm Văn Tình chia sẻ về vấn đề này.

Xem thêm

Cụm từ "biến cố" và "sự cố" khác nhau như thế nào?

09:55

Có 2 cụm từ mà ý nghĩa của nó đều chỉ về một điều gì đó không tốt xảy ra đó là cụm từ “biến cố” và “sự cố”. Ý nghĩa của 2 cụm từ này rất trừu tượng nên khi sử dụng rất khó lựa chọn, không biết trường hợp nào nên sử dụng “biến cố” và trường hợp nào nên dùng “sự cố”. Vậy cụm từ “biến cố” và “sự cố” khác nhau như thế nào? Cụm từ “tham nhũng” và “tham ô” có đồng nghĩa hay không? Rồi cụm từ “bãi công” và “lãn công” sử dụng trong những trường hợp nào mới là chính xác? Chuyên gia ngôn ngữ, PGS.TS Phạm

Xem thêm

Cụm từ "triệu hồi" và "triệu tập" dùng thế nào mới chính xác?

09:51

Có nhiều cặp từ xuất hiện thường xuyên, tuy nhiên nhiều người vẫn cảm thấy lúng túng khi lựa chọn, sử dụng. Từ “các” và từ “những” cần phân biệt, sử dụng như thế nào? Cụm từ “kinh phí” và “chi phí” có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau ra sao? Rồi hai cụm từ “triệu hồi” và “triệu tập” dùng thế nào mới là chính xác? Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ "trâu lấm vảy càn"?

09:59

Trong 12 con giáp, vì sao con trâu lại là hình tượng đi vào nhiều nhất trong các thành ngữ, tục ngữ của tiếng Việt. Có một số câu tục ngữ rất thú vị, chẳng hạn như “trâu lấm vảy càn” thì có ý nghĩa ra sao? Người xưa thường nói “trâu chậm uống dơ, trâu ngơ ăn cỏ béo” câu này có hàm ý khuyên người ta thế nào? Rồi câu “thề lái trâu” được sử dụng với ý nghĩa là gì? Nhân dịp đầu năm Tân Sửu, chuyên gia ngôn ngữ Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về "phân khúc thị trường" và "đầu tư lướt sóng"?

09:10

Trong hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế, ngôn ngữ cũng góp phần với những cụm từ mới được tạo ra, được du nhập phù hợp với xu thế hiện đại. Nhiều cụm từ thường xuyên xuất hiện trên truyền thông, báo chí, chẳng hạn như: cụm từ “phân khúc” trong phân khúc thị trường có ý nghĩa là gì? Những người trong giới kinh doanh thường sử dụng cụm từ “nhà đầu tư lướt sóng’, vậy “lướt sóng” ở đây được hiểu như thế nào? Cụm từ “áp chế” sử dụng ra sao mới là đúng? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến việc dự báo thời tiết

09:58

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”. Câu tục ngữ mà người xưa vẫn thường nói này có ý nghĩa gì? “Rồng đen uống nước thì nắng, rồng trắng uống nước thì mưa” được hiểu như thế nào? Ông cha ta đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc dự báo thời tiết, được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ rất thú vị. Chuyên gia khí tượng thủy văn - ông Lê Thanh Hải, nguyên phó tổng cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn - bật mí về những câu ca dao, tục ngữ này... - Câu chuyện về thành ngữ "l

Xem thêm

Cụm từ "văn vật" và "văn hiến" hiểu sao cho đúng?

09:57

Có một số khái niệm được cấu tạo từ chữ “văn” mà nhiều người cho rằng khá là trừu tượng và khó hiểu. Chẳng hạn như “văn vật” có nghĩa là gì hay “văn minh” và “văn hóa” có thể dùng cho những trường hợp nào? Còn “văn hiến” thì chữ “hiến” ở đây được hiểu ra sao? Chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Hiểu cho đúng "Muốn ăn đi tát, muốn ngồi mát đi câu"

09:57

Vì sao người xưa lại nói “canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn”. Cụm từ “tập tàng” ở đây được sử dụng với ý nghĩa là gì? Có thể hiểu ra sao về câu tục ngữ “Muốn ăn đi tát, muốn ngồi mát đi câu”? Vế sau của câu này được lý giải như thế nào? Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ gặp lại PGS, TS Phạm Văn Tình, Phó tổng biên tập Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

"Ông Ba mươi" có liên quan đến đêm giao thừa hay không?

09:58

Tết Nguyên đán đang đến gần, chúng ta chuẩn bị bước sang một năm âm lịch mới – năm con Hổ Nhâm Dần. Trong dân gian, Hổ tượng trưng cho một con vật rất mạnh mẽ, oai phong và có phần dữ dằn. Vậy, từ “hổ” có gì liên quan đến điều này? Đây cũng là một trong những con vật được người xưa đặt cho nhiều tên nhất. Những cái tên đó là gì? Người xưa vẫn gọi hổ là Ông Ba mươi. Cái tên này có liên quan đến đêm giao thừa hay không? Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn

Xem thêm

"Cú trong nhà, cú ra, cú hãi" có thực sự để nói về con cú?

09:59

Trong kho tàng dân gian của Việt Nam có rất nhiều kiểu chơi chữ khác nhau, trong đó nói lái là một lối chơi rất thú vị mà rất nhiều người muốn tìm hiểu. Chẳng hạn như câu “lăng quằng, lịt quỵt, lăng quằng trứng” để chỉ cái gì? Hay câu “miệng bà kí lớn bà kí banh, tay ông cai dài ông cai khoanh” có ý nghĩa thế nào? Câu “cúng trên núi, cúng mê, cúng mải” được dùng để nói đến cái gì? Câu” cú trong nhà, cú ra, cú hãi” có thực sự để nó về con cú hay không? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn

Xem thêm

"Ăn như thuồng luồng đổ đó" có ý nghĩa là gì?

09:59

- Có thể hiểu ra sao về câu “ăn vóc học hay”, cụm từ “ăn vóc” ở đây có hàm ý gì. Câu “ăn như thuồng luồng đổ đó” được sử dụng để nói về điều gì? Cụm từ “khói lam chiều” có ý nghĩa sâu sa như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, PGS, TS Phạm Văn Tình sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những từ ngữ này. - Đi tìm điển tích: câu chuyện thành ngữ “thơ con cóc”.

Xem thêm

Đi tìm điển tích thành ngữ: "Áo gấm đi đêm"

09:49

"Áo gấm đi đêm" nghĩa là gì? Trong tình huống nào thì áp dụng câu thành ngữ này? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện về điển tích thành ngữ : “Áo gấm đi đêm” của tác giả Tiêu Hà Minh, trong cuốn “Đi tìm Điển tích Thành ngữ”, do Nhà xuất bản Thông tấn phát hành năm 2010.

Xem thêm

"Đàn ông như giỏ, đàn bà như hom" là khen hay chê người phụ nữ?

09:58

Người xưa có câu “đàn ông như giỏ, đàn bà như hom” câu này có ý nghĩa là gì, liệu đây có phải là câu thành ngữ hay không? Là khen hay chê người phụ nữ? Mọi thắc mắc này sẽ được chuyên gia ngôn ngữ, PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam giải đáp.

Xem thêm

Tìm hiểu về chữ "Quyền" và chữ "Thế"

09:57

Chữ "Quyền" và "Thế" có phải là gốc Hán hay không? Cách dùng hai từ này trong Tiếng Việt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng TS Trịnh Ngọc Ánh, giảng viên trường Đại học Thủ Đô phân tích về những từ này.

Xem thêm

Hiểu thế nào về cụm từ "An sinh xã hội"?

09:59

Cụm từ “cát cứ” có ý nghĩa là gì và có thể sử dụng linh hoạt như thế nào? Có thể hiểu ra sao về cụm từ “an sinh xã hội”? Ở đây chữ “an sinh” được dùng để chỉ điều gì? Câu “Có gió lung, mới biết tùng lá cứng. Có ngọn lửa lừng, mới biết thực vàng cao” có ý nghĩa là gì và câu này có thể vận dụng vào tình hình xã hội hiện nay ra sao? Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ để nghe anh phân tích về những trường hợp này.

Xem thêm

Khám phá những điều thú vị trong câu đối của người Việt

09:59

Trong chương trình lần trước các bạn đã được làm quen với một số câu đối, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề này để tìm hiểu những vế đối rất thú vị, chẳng hạn như “Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa” vế đối là “Sáng mồng một, rượu sau túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”. Hay câu “Giàu có thiếu gì tiền, đi một vài quan không phải lẽ” thì đối lại là “Sang không thì ra bạc, gửi dăm ba chữ gọi là tình”. Chuyên gia ngôn ngữ, TS Đỗ Anh Vũ sẽ đồng hành cùng chúng ta trong

Xem thêm

Giải thích một số khái niệm liên quan đến thủy văn và môi trường

09:58

- Có rất nhiều khái niệm liên quan đến thủy văn, môi trường mà nhiều người thấy lúng túng khi sử dụng. Có thể hiểu ra sao về “hệ sinh thái”? “môi trường sinh thái” khác với “hệ sinh thái” như thế nào? Cụm từ “tài nguyên nước có ý nghĩa là gì”? “an ninh nguồn nước” hay “ an ninh tài nguyên nước”, khái niệm nào mới là chính xác. Để diễn tả độ lớn của các trận mưa, có thể sử dụng cụm từ “lưu lượng mưa” hay không? Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia thủy văn, quản lý tài nguy

Xem thêm

Hiểu thế nào về cụm từ "tín ngưỡng"?

09:57

Có những cụm từ chúng ta vẫn thường dùng, tuy nhiên ý nghĩa của nó là khá mơ hồ, chẳng hạn như cụm từ “tín ngưỡng” có ý nghĩa là gì và thường được dùng trong những trường hợp nào? Cụm từ “phiêu linh” và từ “phiêu” có hoàn toàn là đồng nghĩa hay không? Và câu thành ngữ “Cá đầu cau cuối” được sử dụng với hàm ý gì? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ sẽ giải thích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Cụm từ "trạch nam, trạch nữ" được dùng để chỉ những người như thế nào?

09:58

Có một số từ ngữ có lẽ liên quan đến chuyện ngôn tình hiện được giới trẻ rất ưa sử dụng, chẳng hạn như cụm từ “phong sát” có ý nghĩa là gì và nó thường được dùng trong những trường hợp nào? Cụm từ “trà xanh” có nguồn gốc như thế nào và được dùng với hàm ý ra sao? Rồi cụm từ “tra nam, tra nữ”, “trạch nam, trạch nữ” được dùng để chỉ những người như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS.TS Phạm Văn Tình, đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ giúp bật mí về nhữn

Xem thêm

Thành ngữ "múa tay trong bị" được dùng trong những trường hợp nào?

09:56

Cụm từ “hổ phù” có nghĩa là gì? Nhiều người cho rằng cụm từ “phù hợp” có nguồn gốc từ “hổ phù”, điều này có đúng hay không? Câu thành ngữ “múa tay trong bị” thường được dùng trong những trường hợp nào? Hai cụm từ cấu tạo từ chữ “ăn” đó là “ăn lường”, “ăn quẩn” có hàm ý gì? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia ngôn ngữ PGS, TS Phạm Văn Tình để nghe ông phân tích về những từ ngữ này.

Xem thêm

Thành ngữ "Tam sinh hương lửa" có nghĩa là gì?

09:57

Trong câu thành ngữ “duyên nợ ba sinh” thì cụm từ “ba sinh” có nghĩa là gì? Cụm từ “bếp núc” thì chữ “núc” được hiểu ra sao? Chữ “điếng” trong cụm từ “đau điếng” có ý nghĩa hay không? Vì sao người xưa lại nói “làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” là 4 cái ngu ở đời? Chuyên gia ngôn ngữ, PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, sẽ giúp tìm hiểu về những cụm từ này.

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết