Di sản Việt

Di sản Việt

Podcast Dân tộc Tôn giáo

Trải qua 4.000 năm với bao thăng trầm của lịch sử, Việt Nam trở thành quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng với nhiều truyền thống, tập tục lâu đời gắn với từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Những tập tục, nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần tạo nên giá trị văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú trên dải đất hình chữ S. Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ là những báu vật do thiên nhiên ban tặng mà còn là những giá trị kết tinh từ trí tuệ, tình cảm, truyền thống dựng nước, giữ nước và q

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Yên Tử - Di sản văn hóa miền đất Phật

05:01

Được mệnh danh là “đệ nhất linh sơn” của Việt Nam, Yên Tử nổi tiếng là ngọn núi với nhiều sự tích gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của các đời nhà Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Trong đó, giá trị nhất chính là sự tích về “Phật Hoàng” Trần Nhân Tông cùng câu chuyện sáng lập Phật sơn Yên Tử với hệ thống chùa thuộc trường phái thiền Trúc Lâm. Với các giá trị cốt lõi được hình thành sau bao thế kỉ tồn tại, về với Yên Tử, ta như được về với một vùng đất thiêng liêng lưu giữ những nét văn hó

Xem thêm

Viên ngọc kiến trúc Khmer giữa lòng Sài Gòn

04:50

Nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (thuộc quận 3, TP.HCM), chùa Chantarangsay (đọc Chăn-ta-rang-sây) hay còn gọi là Candaransi, có nghĩa là “Ánh trăng”. Đây là ngôi chùa Khmer đầu tiên trên đất Sài Gòn và là chốn tu hành của các nhà sư theo trường phái Nam Tông. Mời quý vị ghé thăm ngôi chùa được ví như “viên ngọc Khmer giữa lòng Sài Gòn”.

Xem thêm

Tòa thánh Tây Ninh – công trình kiến trúc tâm linh độc đáo của đạo Cao Đài

05:08

Vùng đất Tây Ninh có hai biểu tượng, đó là Toà thánh Tây Ninh và núi Bà Đen. Toà thánh Tây Ninh hay còn được gọi là Đền Thánh - là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, toạ lạc tại phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Đây là nơi phát xuất của đạo Cao Đài, cũng là nơi đặt các cơ quan Trung ương của Hội Thánh Cao Đài.

Xem thêm

Tháp Chăm - Tuyệt tác kiến trúc mang đậm giá trị văn hóa Chămpa

05:01

Dải đất miền Trung đầy nắng gió là quê hương của những ngọn tháp Chăm bí ẩn mang lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Hầu như nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền, tháp để thờ các vị thần. Trong hệ thống di sản văn hóa người Chăm để lại cho đến hiện nay, nổi bật nhất chính là hệ thống đền, tháp, thành quách… Mời quý vị cùng tìm hiểu về tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, một hệ thống công trình đền, tháp theo hướng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

Xem thêm

Nét đẹp của tín ngưỡng thờ thần Cao Sơn trong khu Danh thắng Tràng An

04:58

“Hoa Lư tứ trấn” là khái niệm xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian Ninh Bình để chỉ về bốn vị thần trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của cố đô Hoa Lư. Các vị thần này được cho rằng có công giúp đỡ, che chở cho người dân nên được thờ ở rất nhiều di tích tại Ninh Bình. Bốn vị thần, thánh đó là: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Thần Không Lộ. Đền thờ các vị thần ở Ninh Bình có vai trò lớn trong việc bổ sung tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua,

Xem thêm

Đại Giác cổ tự - lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử

04:54

Đại Giác là tên một ngôi chùa cổ tọa lạc ở Cù lao Phố - một hòn đảo nằm giữa sông Đồng Nai, phía đông nam TP.Biên Hòa. Chùa Đại Giác được dựng từ năm 1412. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ lợp tranh thờ Phật, về sau khi cư dân dần dần đông đúc, năm 1665 mới xây dựng thành một ngôi chùa lớn và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.

Xem thêm

Chùa Phật Tổ - Điểm đến tâm linh của vùng đất mũi

04:54

Cà Mau có nhiều thắng cảnh, di tích nổi tiếng gắn với thời kỳ khai khẩn đất và Quan Âm Cổ Tự mà dân gian hay gọi chùa Phật Tổ là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa. Chùa được xây dựng vào năm 1840, mang đậm lối kiến trúc cổ của thế kỷ 19, đây là nơi truyền giáo Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Phật Tổ là nơi che giấu các chiến sĩ cách mạng. Chùa Phật Tổ cũng là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Cà

Xem thêm

Linh thiêng tiếng Chiêng của người Mường Hòa Bình

04:56

Chiêng của người Mường là một nhạc khí dân tộc, được coi là biểu tượng của văn hóa Mường, góp một phần quan trọng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc của đất nước Việt Nam. Đồng bào Mường coi cồng chiêng là vật báu, linh hồn bất tử của gia đình và cộng đồng. Âm nhạc cồng chiêng của người Mường Hòa Bình là sự hội tụ đầy đủ của tự nhiên và cuộc sống, tiết tấu nhịp nhàng, có lúc êm đềm, sâu lắng, có lúc rộn ràng, sôi động...Mời quý vị cùng “Di sản Việt” tìm hiểu nét độc đáo cũng như vai trò của chiên

Xem thêm

Tìm hiểu kiến trúc chùa Khmer

05:01

Trong đời sống hàng ngày, người Khmer rất coi trọng vấn đề tinh thần. Họ luôn quan tâm đến việc xây dựng, tu bổ cho ngôi chùa chung và coi đó là bộ mặt văn hóa của thôn xóm. Mỗi ngôi chùa là một di tích văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đó là nơi lưu giữ và phổ biến kinh sách Phật giáo cũng như các tác phẩm văn học, nghệ thuật; là trung tâm đào tạo giáo lý cho các sư sãi, dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc; là trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội gắn với tập tục và phổ biến thông tin của cộn

Xem thêm

Thích ca Phật đài - Điểm đến tâm linh của Thành phố biển

04:58

Thích ca Phật đài toạ lạc tại phường 5, TP. Vũng Tàu là danh lam thắng cảnh hội tụ tinh hoa Phật giáo của phái Nam tông, thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái hàng năm. Thích ca Phật đài được khởi công xây dựng từ năm 1957, tiền thân có tên là Thiền Lâm Tự, nơi có cây bồ đề thiêng của Phật tổ. Mời quý vị cùng khám phá điểm độc đáo của quần thể kiến trúc này.

Xem thêm

Chùa Thầy - Chốn linh thiêng ẩn mình trên núi cao

05:01

Chùa Thầy, một ngôi chùa hơn nghìn năm tuổi nằm gối đầu trên núi Phật Tích, hay còn gọi là núi Thầy, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chùa Thầy còn là di tích lịch sử đặc biệt với lối kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Xem thêm

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Thừa Thiên Huế

04:55

Tỉnh Thừa Thiên - Huế là một trung tâm Phật giáo lớn ở khu vực miền Trung, có lịch sử lâu đời, sức ảnh hưởng to lớn đối với Phật giáo cả nước. Đây là cái nôi của những ngôi chùa rất cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đậm tính văn hóa – lịch sử. Hãy đến với cố đô Huế, để cùng khám phá câu chuyện về những ngôi chùa nổi tiếng ở nơi đây.

Xem thêm

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - điểm đến tâm linh nổi tiếng của Buôn Ma Thuột

04:53

Nói đến Đắk Lắk, nhiều người thường nghĩ đến những đồi cà phê, cao su bạt ngàn hay những con thác hùng vĩ. Thế nhưng có một điểm đến rất yên bình, thanh tịnh mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử nằm ngay giữa thành phố Buôn Ma Thuột chính là chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Đây không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk mà còn là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.

Xem thêm

Đặc sắc nghi lễ cấp sắc của người Dao

04:59

Cũng giống như lễ “trưởng thành” ở nhiều dân tộc, lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn th

Xem thêm

Núi chùa Bà Đen và huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu

05:01

Núi Bà Đen ở Tây Ninh không chỉ được biết đến là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ mà còn là nơi có nhiều truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, là điểm hành hương tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương. Vị thần được thờ chính trên Núi Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, tức Bà Đen. Lễ Vía Bà vào tháng 5 âm lịch được xem là lễ hội dân gian quan trọng hằng năm. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đến chiêm bái địa điểm đu lịch tâm linh ở mảnh đất Tây Ninh này.

Xem thêm

Tổ đình Giác Lâm - Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi

04:53

Vào thế kỷ thứ XV-XVI, vùng đất Gia Định đã có những lưu dân Việt Nam đến đây khẩn hoang lập ấp, với sự nhập cư của người Việt, khu Gia Định - Tân Bình sớm hình thành một trung tâm thương mại, sự phát triển về kinh tế nơi này đã tạo nên tiền đề, cho sự phát triển văn hóa, kiến trúc, điêu khắc tại vùng đất Gia Định trong đó có cả tín ngưỡng. Nhiều ngôi chùa, hội quán, đình, miếu thờ thần của người Hoa cũng được mọc lên trên mảnh đất Gia Định này. Và chùa Giác Lâm cũng là một trong những ngôi chùa

Xem thêm

Mo Mường trong đời sống tín ngưỡng của người Mường

04:58

Cùng với tiếng chiêng, mo Mường luôn giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Mường Hoà Bình. Mo gắn liền với cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến khi sang thế giới bên kia. Mo Mường là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương xứ sở, thể hiện khí phách, cốt cách của con người và vùng đất miền núi bản Mường ở Hòa Bình. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ

Xem thêm

Quan niệm Vạn vật hữu linh trong Mắt cửa Hội An

04:55

Đi dọc các tuyến đường trong phố cổ Hội An, trên các công trình kiến trúc độc đáo như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến… đến những ngôi nhà trong phố, đều dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của những đôi “mắt cửa” nơi cửa chính. Những con mắt cửa được làm bằng gỗ, chạm khắc rất công phu, mang nhiều hình dáng, màu sắc độc đáo luôn thu hút sự chú ý của khách tứ phương nhưng ít ai biết, "mắt cửa" chính là nét văn hoá tâm linh từ xa xưa của cư dân Phố Hội, cũng chính nó đã góp phần gìn giữ Hội An

Xem thêm

Không gian tôn giáo và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

04:52

Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú. Quanh năm ở cao nguyên đất đỏ bazan này luôn ngập tràn tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời con người, theo suốt vòng đời cây trồng... và trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Ngu

Xem thêm

Ngôi cổ tự và huyền thoại nhà sư ra trận

05:58

Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Nam Định gắn với những huyền tích trong lịch sử của Phật giáo Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng. Qua nhiều thăng trầm của thời gian, Chùa Cổ Lễ vẫn mang dáng vẻ, sắc thái riêng biệt với yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”.

Xem thêm

Dưới bóng Thánh đường

04:54

Các làng Chăm ở tỉnh An Giang được phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với những ngôi nhà sàn bằng gỗ rất đặc trưng, hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ, nổi bật với kiểu kiến trúc mái vòm, bốn tháp ở bốn góc, rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông. Điều đặc biệt là người Chăm có đời sống tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo rất đặc trưng, tất cả đều hướng về ngôi thánh đường để cầu nguyện. Cùng tìm hiểu về vai trò của những Thánh đường trong đời sống tín ngư

Xem thêm

Vai trò của thầy cúng trong đời sống người Ê đê

04:49

Từ ngàn xưa, trong các buôn làng của người Êđê, trên vùng đất đại ngàn Tây Nguyên, bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của già làng, thì thầy cúng cũng giữ một vị trí không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Bởi họ được xem là sợi dây nối hai thế giới thần và người, là sứ giả có thể đem thông điệp linh thiêng của thần linh tới cộng đồng và truyền tải những lời khẩn cầu của bà con tới các vị thần linh.

Xem thêm

Những dấu tích Phật giáo tại Nghệ An

04:54

Nghệ An hiện có trên 270 di tích Phật giáo, trong đó, 7 di tích chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các chùa ở Nghệ An trải đều từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Điều này cũng phần nào cho thấy, trong lịch sử hình thành và phát triển, Phật giáo Nghệ An chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống của người dân xứ Nghệ.

Xem thêm

Thánh thất Cao Đài Đa Phước

04:50

Cùng với Phật giáo và Công giáo, đạo Cao Đài là một trong những tôn giáo rất phát triển ở khu vực phía Nam và là chỗ dựa tinh thần của rất nhiều người dân Nam Bộ. Đạo Cao Đài dung hợp các yếu tố của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, đồng thời tôn thờ triết lý của Thông linh giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Cùng tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử của Thánh thất Đa Phước, hay còn gọi là Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt. Đây không chỉ là nơi dành cho các tín đồ đạo Cao Đài sinh hoạt t

Xem thêm

Vai trò của Then đối với đời sống của đồng bào xứ Lạng

04:59

Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng, Then có nghĩa là “tiên”, “người trời”. Những người làm then là đại diện của trời, được cử xuống trần giúp nhân dân tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành. Cũng từ đó, Then ra đời với những nghi thức, nghi lễ cầu mưa, cầu nắng, cầu an, cầu phúc, cầu mùa màng bội thu,…Đối với đồng bào nơi đây, Then là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì thế, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, làn điệu

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết