(VTC News) – Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên bỏ mô hình HĐND cấp cơ sở, ở đâu có chính quyền ở đó phải có HĐND để giám sát quyền lực.
Cho ý kiến về dự án Luật tổ chức Chính quyền địa phương trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (20/1), việc bỏ hay giữ mô hình Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp cơ sở là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Bộc lộ nhiều khiếm khuyết
Theo dự thảo Luật, có 2 phương án về việc tổ chức chính quyền địa phương tại địa bàn đô thị được nêu ra.
Cụt thể, phương án 1: Ở địa bàn nông thôn, tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBND) tại 3 cấp đơn vị hành chính là tỉnh, huyện, xã; ở địa bàn đô thị chỉ tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBND) tại thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận và đơn vị hành chính tương đương; còn tại các phường (thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương) sẽ chỉ tổ chức cơ quan hành chính để thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương tại phường.
Phương án 2: Tiếp tục quy định cấp chính quyền địa phương (có HĐND và UBND) được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, kể cả nông thôn và đô thị.
Là người đầu tiên nêu ý kiến, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước khẳng định ông nghiêng về phương án 1, tức có thể bỏ HĐND cấp phường mà không làm giảm hiệu quả giám sát.
Ông Ksor Phước cho rằng, mô hình chính quyền địa phương như hiện nay đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nguyên tắc là phải đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, cơ quan giám sát phải là cơ quan quyền lực của nhân dân đối với cơ quan ra quyết định.
Theo ông Ksor Phước, ở thành phố, HĐND chỉ tổ chức ở cấp thành phố và quận. Mô hình hiện hành đang khiếm khuyết ở đây khi HĐND không thực hiện được hết quyền lực của nhân dân trong giám sát hoạt động của chính quyền ở cấp này.
Đối với cấp phường, việc giám sát quyền lực của UBND phường có thể do HĐND cấp quận, tỉnh thực hiện bằng cách tăng đại biểu HĐND.
“Quyền lực là phải giám sát nhưng không có nghĩa phải do cơ quan cùng cấp thực hiện. Có thể HĐND cấp quận, thành phố giám sát chính quyền cấp phường, vẫn đảm bảo việc giám sát quyền lực ở cấp địa phương”, ông Ksor Phước nói.
Đồng tình với chủ trương bỏ HĐND cấp phường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng, nếu một đơn vị hành chính nào đó không có HĐND và chỉ có UBND thì vẫn không vi hiến.
Ông Thảo cũng cho rằng, vai trò quyết định của HĐND cấp phường ít. Mặt khác, ở các nước Quốc hội còn giám sát xuống tận dưới. Qua đặc thù của chính quyền đô thị cấp cơ sở, ông Thảo cho rằng cấp phường có thể không cần phải có HĐND, nhưng phải có UBND, như thế sẽ hài hòa, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bỏ HĐND cấp phường thì ai giám sát?
Tuy nhiên, trái ngược với luồng ý kiến trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển lại cho rằng, đề xuất bỏ mô hình HĐND cấp cơ sở là không phù hợp.
Theo ông Hiển, ở đâu có chính quyền thì phải có cả HĐND và UBND. Không thể có chuyện HĐND cấp trên giám sát chính quyền cấp dưới, điều đó là không hiệu quả bởi vì ngay giám sát cấp của mình cũng chưa hiệu quả, làm sao vươn tay xuống để thực hiện giám sát ở cấp cơ sở.
“HĐND cấp phường là cấp quản lý tất cả các vấn đề của địa bàn, quyền lực hơn rất nhiều cấp xã, thậm chí mạnh hơn cấp huyện. Vậy nếu bỏ HĐND cấp phường thì ai giám sát? Cấp quận có đủ sức giám sát không?”, ông Hiển đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng, phương án bỏ mô hình HĐND cấp cơ sở là chưa thuyết phục, không thực sự tạo ra hiệu quả trong giám sát quyền lực ở cấp cơ sở.
Theo ông Hiện trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, có một Đảng lãnh đạo nhà nước, thì ở đâu có chính quyền nhân dân ở đó phải có HĐND. Không thể nơi có nơi không.
“Thực ra việc phát triển kinh tế xã hội ở cấp phường rất phức tạp, thậm chí còn phức tạp hơn nhiều so với xã. Vậy tại sao ở xã có HĐND mà ở phường lại không có? Đây là quy định không hợp”, ông Hiện nói.
Theo Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì trong quy định này nên thống nhất một mô hình, tránh làm rối thêm.
“Làm mới thì phải tốt hơn mới làm, chứ mới mà phức tạp hơn, kém hiệu quả hơn thì thôi. Tôi đề nghị xem xét lại, thận trọng hơn trước khi đưa ra dự án Luật quan trọng này. Tôi thống nhất lựa chọn phương án 2, ở đâu có UBND ở đó có HĐND”.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cũng thể hiện không đồng tình với việc bỏ HĐND cấp phường.
Theo ông Khoa, về mặt quan điểm, chủ trương thì xây dựng chính quyền ở địa phương và đô thị phải có khác biệt để… do vậy dự án Luật này mới đang xây dựng theo hướng có đổi mới, tức bỏ mô hình HĐND cấp phường.
Tuy nhiên việc đổi mới theo cách nào cũng phải dựa trên cơ sở chính trị, trên cơ sở Hiến pháp…nếu không sẽ sai, vi phạm Hiến pháp.
“Về nguyên lý, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta là nước dân chủ nên dân phải là chủ, trong Hiến pháp, Điều 114 ghi rất rõ “UBND cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra”. Vậy nếu làm khác thì vi phạm Hiến pháp”, ông Khoa dẫn chứng.
Trước những ý kiến trái ngược nhau từ các đại biểu xung quanh đến 2 phương án tổ chức chính quyền địa phương tại địa bàn đô thị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Phan Trung Lý cho rằng, cả hai phương án được đưa ra đều được nghiên cứu khá kỹ lưỡng.
“Phương án nào cũng có mặt ưu, nhược điểm, cho nên để lựa chọn được một phương án tối ưu nhất cần phải có sự phân tích thấu đáo, cặn kẽ”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng khẳng định: Không phải dự thảo Luật này không quan tâm đến quyền giám sát của nhân dân. Không có HĐND ở cấp đó không có nghĩa là không có giám sát. Việc giám sát có thể từ cấp cao giám sát xuống cấp dưới là chuyện bình thường.
“Cả hai phương án đưa ra đều có những mặt hạn chế và những ưu điểm riêng. Dù đổi mới theo hướng nào, bỏ hay giữ thì cũng sẽ dựa trên những cơ sở chính trị, phù hợp với thực tiễn và Hiến pháp hiện hành”, ông Phan Trung Lý khẳng định.
Lan Uyên
Cho ý kiến về dự án Luật tổ chức Chính quyền địa phương trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (20/1), việc bỏ hay giữ mô hình Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp cơ sở là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội không đồng tình với việc bỏ mô hình HĐND cấp phường |
Bộc lộ nhiều khiếm khuyết
Theo dự thảo Luật, có 2 phương án về việc tổ chức chính quyền địa phương tại địa bàn đô thị được nêu ra.
Cụt thể, phương án 1: Ở địa bàn nông thôn, tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBND) tại 3 cấp đơn vị hành chính là tỉnh, huyện, xã; ở địa bàn đô thị chỉ tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBND) tại thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận và đơn vị hành chính tương đương; còn tại các phường (thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương) sẽ chỉ tổ chức cơ quan hành chính để thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương tại phường.
Phương án 2: Tiếp tục quy định cấp chính quyền địa phương (có HĐND và UBND) được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, kể cả nông thôn và đô thị.
Là người đầu tiên nêu ý kiến, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước khẳng định ông nghiêng về phương án 1, tức có thể bỏ HĐND cấp phường mà không làm giảm hiệu quả giám sát.
Ông Ksor Phước cho rằng, mô hình chính quyền địa phương như hiện nay đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nguyên tắc là phải đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, cơ quan giám sát phải là cơ quan quyền lực của nhân dân đối với cơ quan ra quyết định.
Theo ông Ksor Phước, ở thành phố, HĐND chỉ tổ chức ở cấp thành phố và quận. Mô hình hiện hành đang khiếm khuyết ở đây khi HĐND không thực hiện được hết quyền lực của nhân dân trong giám sát hoạt động của chính quyền ở cấp này.
Đối với cấp phường, việc giám sát quyền lực của UBND phường có thể do HĐND cấp quận, tỉnh thực hiện bằng cách tăng đại biểu HĐND.
“Quyền lực là phải giám sát nhưng không có nghĩa phải do cơ quan cùng cấp thực hiện. Có thể HĐND cấp quận, thành phố giám sát chính quyền cấp phường, vẫn đảm bảo việc giám sát quyền lực ở cấp địa phương”, ông Ksor Phước nói.
Đồng tình với chủ trương bỏ HĐND cấp phường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng, nếu một đơn vị hành chính nào đó không có HĐND và chỉ có UBND thì vẫn không vi hiến.
Ông Thảo cũng cho rằng, vai trò quyết định của HĐND cấp phường ít. Mặt khác, ở các nước Quốc hội còn giám sát xuống tận dưới. Qua đặc thù của chính quyền đô thị cấp cơ sở, ông Thảo cho rằng cấp phường có thể không cần phải có HĐND, nhưng phải có UBND, như thế sẽ hài hòa, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bỏ HĐND cấp phường thì ai giám sát?
Tuy nhiên, trái ngược với luồng ý kiến trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển lại cho rằng, đề xuất bỏ mô hình HĐND cấp cơ sở là không phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu ý kiến tại phiên họp - Ảnh: TTXVN |
Theo ông Hiển, ở đâu có chính quyền thì phải có cả HĐND và UBND. Không thể có chuyện HĐND cấp trên giám sát chính quyền cấp dưới, điều đó là không hiệu quả bởi vì ngay giám sát cấp của mình cũng chưa hiệu quả, làm sao vươn tay xuống để thực hiện giám sát ở cấp cơ sở.
“HĐND cấp phường là cấp quản lý tất cả các vấn đề của địa bàn, quyền lực hơn rất nhiều cấp xã, thậm chí mạnh hơn cấp huyện. Vậy nếu bỏ HĐND cấp phường thì ai giám sát? Cấp quận có đủ sức giám sát không?”, ông Hiển đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng, phương án bỏ mô hình HĐND cấp cơ sở là chưa thuyết phục, không thực sự tạo ra hiệu quả trong giám sát quyền lực ở cấp cơ sở.
Theo ông Hiện trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, có một Đảng lãnh đạo nhà nước, thì ở đâu có chính quyền nhân dân ở đó phải có HĐND. Không thể nơi có nơi không.
“Thực ra việc phát triển kinh tế xã hội ở cấp phường rất phức tạp, thậm chí còn phức tạp hơn nhiều so với xã. Vậy tại sao ở xã có HĐND mà ở phường lại không có? Đây là quy định không hợp”, ông Hiện nói.
Theo Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì trong quy định này nên thống nhất một mô hình, tránh làm rối thêm.
“Làm mới thì phải tốt hơn mới làm, chứ mới mà phức tạp hơn, kém hiệu quả hơn thì thôi. Tôi đề nghị xem xét lại, thận trọng hơn trước khi đưa ra dự án Luật quan trọng này. Tôi thống nhất lựa chọn phương án 2, ở đâu có UBND ở đó có HĐND”.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cũng thể hiện không đồng tình với việc bỏ HĐND cấp phường.
|
Tuy nhiên việc đổi mới theo cách nào cũng phải dựa trên cơ sở chính trị, trên cơ sở Hiến pháp…nếu không sẽ sai, vi phạm Hiến pháp.
“Về nguyên lý, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta là nước dân chủ nên dân phải là chủ, trong Hiến pháp, Điều 114 ghi rất rõ “UBND cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra”. Vậy nếu làm khác thì vi phạm Hiến pháp”, ông Khoa dẫn chứng.
Trước những ý kiến trái ngược nhau từ các đại biểu xung quanh đến 2 phương án tổ chức chính quyền địa phương tại địa bàn đô thị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Phan Trung Lý cho rằng, cả hai phương án được đưa ra đều được nghiên cứu khá kỹ lưỡng.
“Phương án nào cũng có mặt ưu, nhược điểm, cho nên để lựa chọn được một phương án tối ưu nhất cần phải có sự phân tích thấu đáo, cặn kẽ”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng khẳng định: Không phải dự thảo Luật này không quan tâm đến quyền giám sát của nhân dân. Không có HĐND ở cấp đó không có nghĩa là không có giám sát. Việc giám sát có thể từ cấp cao giám sát xuống cấp dưới là chuyện bình thường.
“Cả hai phương án đưa ra đều có những mặt hạn chế và những ưu điểm riêng. Dù đổi mới theo hướng nào, bỏ hay giữ thì cũng sẽ dựa trên những cơ sở chính trị, phù hợp với thực tiễn và Hiến pháp hiện hành”, ông Phan Trung Lý khẳng định.
Lan Uyên
Bình luận