14h30 ngày 19/3, Bắc Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ việc liên quan đến hàng trăm học bị nhiễm sán ở Bắc Ninh. Chủ trì cuộc họp báo là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cùng đại diện tỉnh Bắc Ninh.
Video: Trực tiếp họp báo về vụ hàng loạt trẻ nhiễm sán nghi do ăn thực phẩm bẩn ở Bắc Ninh
Công ty cung cấp thực phẩm cho 19 trường là do các hiệu trưởng tự chọn
Ông Lê Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Thuận Thành báo cáo, trường mầm non Thanh Khương có 568 học sinh, được đánh giá là một trường có chuyên môn. Qua kiểm tra, giám sát từ trước đến nay, trường chưa bao giờ có vi phạm về an toàn thực phẩm. Quá trình tìm kiếm đối tác cung cấp thức ăn được làm đúng quy định.
Liên quan đến việc thịt lợn có sán và thịt gà đông lạnh, UBND huyện đã chỉ đạo trường trên địa bàn huyện dừng nhận cung cấp từ công ty Hương Thành và tạm đình chỉ công tác với hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Khương và một số cán bộ liên quan, chờ xử lý trước khi có đầy đủ thông tin làm cơ sở pháp lý.
UBND huyện cũng đã chỉ đạo công an và ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm lấy mẫu kiểm định. Tuy nhiên, do thịt lợn được phát hiện vào ngày 14/2 và 20/2 nên cơ quan chức năng không lấy được mẫu thịt lợn để xét nghiệm.
Về việc lựa chọn công ty cung cấp thực phẩm, ông Lê Văn Nho, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành khẳng định, tỉnh giao toàn quyền tự quyết định cho trường, và hiệu trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm. Việc trùng lặp của 19 trường là do 19 hiệu trưởng tự quyết định với nhau chứ sở và phòng giáo dục không can thiệp vào bất cứ việc gì.
Đại diện Sở Y tế Bắc Ninh cho biết đã cử hai đoàn công tác tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để đề nghị một số nội dung như cung cấp tài liệu liên quan đến bệnh sán dây lợn, đề nghị chuyên gia của hai viện về khám, tư vấn cho người dân, cung cấp kết quả xét nghiệm và phương pháp điều trị gin sán.
Song hành với đó, Sở Y tế đã có công văn gửi Cục Y tế dự phòng yêu cầu tiến hành điều tra dịch tễ ở huyện Thuận Thành và nếu cho phép có thể điều tra trên toàn tỉnh.
Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong: "Có con tôi cũng làm như vậy"
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, vụ việc sán lợn ở Bắc Ninh chưa được làm tốt, nhất là việc cung cấp thông tin. Ông Phong cho rằng, việc người dân lo lắng trước thông tin thực phẩm không đảm bảo ở trường mầm non Thanh Khương và đưa đi xét nghiệm hàng loạt là chính đáng.
"Tôi có con mà không có chuyên môn, trong điều kiện như vậy thì tôi cũng rất lo và làm như vậy", ông Phong nói.
Trước thông tin Bộ Y tế vào cuộc chậm, lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết ngay khi xảy ra vụ việc, Phong cho ngay ngày 14/3, Bộ Y tế đã chỉ đạo Trưởng ban An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh kiểm tra ngay thông tin trường Thanh Khương nếu đúng như vậy phải đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm. Ngay sau đó, các tổ chức, cá nhân có liên quan đã bị đình chỉ.
Thực phẩm bẩn ở trường có liên quan đến kết quả dương tính với sán lợn không
Đại diện Bộ Y tế cho biết, chưa thể khẳng định việc an vi phạm an toàn thực phẩm ở trường Thanh Khương có liên quan đến kết quả hàng trăm cháu dương tính khi đi xét nghiệm ở hai bệnh viện Hà Nội.
Bởi mẫu thịt lợn được cho là nhiễm sán không còn. Nếu thịt có sán thì nấu chín sẽ không có nguy cơ lây bệnh.
Thứ hai, ngoài thực phẩm ăn uống trực tiếp, con người cũng có thể nhiễm sán qua môi trường nước, không rửa tay sau khi đi vệ sinh....
Kết quả xét nghiệm dương tính không thể khẳng định người đó nhiễm sán
Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, dù kết quả xét nghiệm dương tính cũng không thể khẳng định trong người có sán. Xét nghiệm máu chỉ là một trong những phương pháp góp phần chẩn đoán.
Ông Nguyễn Thanh Phong, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều nhận kết quả dương tính với sán lợn. Không chỉ ở Bắc Ninh mà còn ở rất nhiều tỉnh, thành phố mắc sán, giun và ký sinh trùng đường ruột. Nhiều nước có khí hậu giống nước ta như Thái Lan, Indonesia… cũng có người mắc phải.
Ông Phong cũng cho biết, dù kết quả trả về là dương tính, nhưng không có triệu chứng thì chưa cần điều trị. Chỉ sau khi đối với sán trưởng thành có biểu hiện đi ngoài có đốt sán, đối với ấu trùng có nổi mụn hạch, khi đó mới điều trị.
Điều trị không khó khăn, thuốc điều trị không đắt. Đối với ấu trùng có thể quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn.
Biện pháp tới đây là đối với các kết quả xét nghiệm hai viện trả cho kết quả dương tính, thay vì đề nghị sau hai tuấn khám lại thì Bộ kiến nghị cán bộ của Viện trong giai đoạn chờ tái khám thì xuống trực tiếp các địa phương, cùng y tế địa phương để kiểm tra theo dõi.
Đối với cháu chưa có kết quả, chưa xét nghiệm, cán bộ y tế địa phương, cán bộ giáo dục, cán bộ nhà trường ko những chỉ theo dõi, sức khỏe thường xuyên, trong đó có giám sát về ký sinh trùng đường ruột và sán.
Từ đó, ông Phong cho biết, để phòng chống bệnh giun sán, không những ở trường học mà ngay cả cộng đồng cần thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng đường ruột, trong đó có sán.
Tỷ lệ 11% nhiễm sán ở Bắc Ninh là bình thường
Khi được hỏi về tỷ lệ 11% người nhiễm sán theo báo cáo của tỉnh Bắc Ninh liệu có nhiều và đáng lo ngại, ông Phong, theo thông tin của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ 0 đến 12% là tỷ lệ tương đối cao, nhưng không phải quá cao hay bất thường.
Vì thế, không thể vì tỷ lệ như vậy ngành y tế mới điều tra dịch tễ học bởi chuyện này ngành y tế đã và đang làm từ rất lâu rồi, không chỉ riêng tỉnh Bắc Ninh.
“Sán lá gan cũng là một loại ký sinh, nhưng có những tỉnh có tỷ lệ người nhiễm lên tới 26%, nhất là những tỉnh có thói quen ăn gỏi cá. Qua xét nghiệm có những bệnh nhân trong 1gr phân có chữa tới 3.000 trứng sán là gan mới là bất thường. Cho nên, không chỉ sán, mà tất cả các ký sinh trùng khác, tùy từng nguyên nhân mà cho ra tỷ lệ của từng vùng, và tỷ lệ trên của Bắc Ninh là không có gì bất thường cả”, ông Phong nói.
Công ty Hưng Thành có bỏ trốn?
Trước câu hỏi có hay không chuyện chủ cơ sở cung cấp thực phẩm Công ty TNHH Hưng Thành tháo tên, bỏ trốn, ông Phong cho hay, không nên đánh đồng việc nhiều trẻ nhiễm sán với việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với cơ sở cung cấp thực phẩm, nếu đã vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm thì dù có thay tên đổi họ, đi đâu hay làm bất cứ việc gì thì trước sau vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, xử lý nghiêm.
“Ở trường học, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn ở mỗi địa phương, theo quy định của Chính phủ, chủ tịch tỉnh sẽ là người chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh đó”, ông Phong nói.
Vụ việc cần làm minh mạch
Ông Phong cho rằng, vụ việc này phải minh bạch, nhất quán không được bao biện, phải quyết liệt, nhưng cũng phải đề phòng những kẻ xấu làm hoang mang dư luận, gây hoang mang cho người dân.
Tuyệt đối không được bao biện thông tin nếu đó là vấn đề của cộng đồng thì các cơ quan chức năng phải quyết liệt giải quyết.
Có thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận. "Chủ tài khoản công nông đầu dọc tự ý phát tán và đưa thông tin địa phương khác cũng có giun sán. Chúng tôi đề nghị xử lý nghiêm, không cho phép những đối tượng này làm hoang mang cộng đồng. Nói là phải có bằng chứng thực tiễn, khoa học, đặt mình vào bối cảnh của người dân", ông Phong nói.
Trước đó, ngày 14/2, phụ huynh có con em theo học tại Trường Mầm non Thanh Khương phát hiện thịt lợn đã nấu chín cho trẻ em có nhiều hạt nhỏ như gạo nghi là sán. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã yêu cầu nhà trường làm rõ sự việc, một số không cho con ăn bán trú.
Trưa 5/3, một số phụ huynh phát hiện nhà trường dùng thịt gà đông lạnh nghi không đảm bảo an toàn. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 10kg thịt gà đông lạnh được cất giữ trong tủ lạnh của khu bếp ăn nhà trường.
Quá lo lắng vì sợ con em mình nhiễm sán nghi do ăn thực phẩm bẩn, gần 2.000 trẻ em tại nhiều các trường thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có sử dụng thực phẩm của cùng công ty cung cấp cho Trường Mầm non Thanh Khương được phụ huynh đưa lên Hà Nội xét nghiệm sán lợn.
Tính tới thời điểm sáng 18/3, đã có 209 em có kết quả dương tính với sán lợn.
Bình luận