(VTC News) - Là phóng viên ảnh làm việc cho hãng AP thường trú tại Sài Gòn, ông Phạm Kỳ (77 tuổi, bút danh Kỳ Nhân) đã trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập trong thời khắc hồi hộp và quyết liệt nhất.
Lúc này, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói với ông Nguyễn Văn Bính: “Ông là dân biểu của hạ viện thuộc khối dân tộc xã hội, đồng thời là dân biểu đối lập thuộc nội các mới vào phủ Tổng thống ngày 28/4/1975 cùng với ông Vũ Văn Mẩu là Thủ tướng chính phủ vừa mới được bổ nhiệm.
Nhiều dân biểu khác, đa số họ thuộc khối dân tộc xã hội của hạ viện, riêng ông Lý Quý Chung vừa bổ nhiệm chức tổng thống dân vận cũng có mặt trong Dinh”. Sau cuộc nói chuyện của chuẩn tướng Hạnh với lính Lôi Hổ thì họ tự động bỏ súng ở sân cỏ để ra về.
Đúng 11 giờ ngày hôm đó, tôi thấy xe tăng của quân giải phóng đang tiến vào từ phía sở thú, đối diện với Dinh, trên đường Thống Nhất.
Mặc dù đã bước qua tuổi 71, nhưng nhân chứng sống lịch sử 37 năm về trước vẫn nhớ như in từng giây phút diễn ra trong ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là thời khắc tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát bài “Nối vòng tay lớn” tại Đài phát thanh Sài Gòn.
Ông là kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái – người phát thành viên “bất đắc dĩ” trong ngày tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng.
Ông kể lại, "Sáng tinh mơ ngày 30/4, nắm chắc tình hình chuẩn bị nổi dậy của sinh viên ở Đại học Vạn Hạnh và để cuộc chiến kết thúc không phải đổ máu, Sài Gòn không bị tàn phá, tôi bàn với người thân cận của Thượng tọa Trí Quang rồi chạy vội lên chùa Ấn Quang gặp vị lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới nhóm Dương Văn Minh để nhờ họ tác động”.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, ông được tin, Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng Hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn, hãy bình tĩnh, không nổ súng và ai ở đứng vị trí của người đó để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu.
Nghe tin xong, ông cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng vào Dinh Độc lập thuyết phục những người quen biết trong chính quyền Dương Văn Minh bàn giao chính quyền cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Cùng lúc này, một nhóm sinh viên cầm vũ khí lên xe ca đến áp sát, chuẩn bị xâm nhập vào đài phát thanh.
Ở bên ngoài, những chiếc xe tăng đang tiến vào Dinh. Xe tăng 390 chạy đầu tiên kế đến là xe tăng 843, chạy đến húc vào cổng phụ bên trái nhưng cổng không sập. Ngay lập tức, lái xe tăng 390 húc sập cổng chính để mở đường và đồng chí Bùi Quang Thận nhảy từ trên xe 843 xuống, cầm lá cờ giải phóng gắn trên cần ăng ten xe tăng rồi tiến vào thềm Dinh.
Lúc này, tôi và giáo sư Tòng đeo băng đỏ của lực lượng quần chúng nổi dậy, do không biết cách điều khiển cầu thang máy nên đồng chí Thận đi theo tôi và giáo sư Tòng đi bằng thang bộ. Đến nóc Dinh, cả 3 chúng tôi phải leo thêm chiếc thang gỗ mới đến được chân cột cờ. Lá cờ giải phóng được kéo lên trong tiếng reo hò lẫn tiếng súng chỉ thiên chào mừng vang trời.
Ông xúc động, "Thật ngẫu nhiên, vào thời điểm lịch sử ấy trên nóc Dinh Độc Lập có 3 chàng trai của 3 miền đất nước: anh Thận ở miền Bắc, giáo sư Tòng miền Nam và tôi ở miền Trung. Cả ba anh em vừa xúc động, vừa sung sướng vừa hãnh diện”.
Gần 12 giờ, Trung tá Bùi Văn Tùng nghĩ ngay đến việc lật đổ chính quyền Sài Gòn do tổng thống Dương Văn Minh cầm đầu để tránh những thiệt hại về người và của nên Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, trung tá Bùi Văn Tùng, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Văn Tòng, nhà báo Tây Đức Borries Gallasch... cùng đến Đài Phát thanh bằng xe Jeep để đọc lời đầu hàng.
Tại đài, do tình thế khẩn cấp nên tôi đã trở thành phát thanh viên “bất đắc dĩ” của buổi phát thanh trực tiếp đầu tiên trong ngày trọng đại. "Đời sống bình thường từ nay đã trở lại Sài Gòn, thành phố mà Hồ Chủ tịch rất mong đợi, nay đã được giải phóng... Tôi xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này".
Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam"
Và Trung tá, Bùi Văn Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".
Trong buổi phát thanh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xúc động bày tỏ những quan điểm của mình và cất cao bài hát “Nối vòng tay lớn” – bài hát đầu tiên được phát trên sóng của Đài phát thanh Sài Gòn trong ngày giải phóng.
Ông niềm nở kể lại, tại đài lúc đó, mọi việc diễn ra một cách bất ngờ và không hề có sự chuẩn bị trước nên khi làm việc ai cũng phải “lớ ngớ”. Khi ghi âm thì không có thiết bị ghi âm, nhà báo Đức đã cho mượn đài để thu âm. Đang lúc thu âm thì pin yếu nên các sinh viên phải chạy đôn chạy đáo đi tìm pin thay thế. Lời đầu hàng thì phải soạn thạo vội vàng.
“Chiều 30/4/1975, mọi người dân Sài Gòn đều ra đường để cảm nhận bầu không khí trong ngày chiến thắng. Mọi người vui mừng reo hò, vỗ tay vang dội khi đón bộ đội giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Những người gặp nhau mừng mừng tủi tủi, họ như quên hết những khó khăn, khổ cực mà mình đã trải qua để hòa chung trong ngày chiến thắng. Còn chúng tôi bắt tay nhau thở phào một cách nhẹ nhõm và bất ngờ nói với nhau “thắng rồi ư”, mọi việc cứ diễn ra một cách thật bất ngờ”. Ông Thái vui mừng kể lại.
Cũng là một nhân chứng sống, chứng kiến những thời khắc diễn ra trong ngày trọng đại, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người trực tiếp ghi lại cuốn băng trong buổi phát thanh, ngày 30/4/1975. Ông kể lại cho chúng tôi nghe, ngày hôm ấy, tất cả mọi người đều hân hoan, vui mừng trong ngày toàn thắng nên không ai nghĩ ra việc phải làm gì đó để lưu lại thời khắc quan trọng này.
Lúc đó, ông đang ở nhà nghe qua radio lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Mình, lời chấp nhận đầu hàng của ông Bùi Văn Tùng tại đài phát thanh nên ông đã dùng băng ghi âm ghi lại để vừa làm nguồn tư liệu và là bằng chứng sống trong lịch sử.
Ông kể lại, lúc đó, ông vừa ghi âm, vừa nghe tiếng xì xào nói chuyện, tiếng nhốn nhào tại đài.
Ông cho biết, thời khắc 30/4/1975 là một biến cố lịch sử trọng đại, hiếm thấy, sau một cuộc chiến dài đã làm thay đổi cả chính quyền, chế độ. Và đây là một sự thay đổi rất lớn trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến cũng kết thúc một đất nước đã chịu 1 ngàn năm đô hộ.
Ngọc Thân
Ông kể lại, đúng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975 tôi có mặt tại Dinh Độc Lập. Lúc này, ở sân cỏ phía trước Dinh có một trung đội lính Lôi Hổ, được trang bị đầy đủ súng đạn muốn vào để gặp tổng thống Dương Văn Minh.
Ông Phạm Kỳ đang ngồi viết lại những sụ kiện lịch sử tại nhà riêng |
Lúc này, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói với ông Nguyễn Văn Bính: “Ông là dân biểu của hạ viện thuộc khối dân tộc xã hội, đồng thời là dân biểu đối lập thuộc nội các mới vào phủ Tổng thống ngày 28/4/1975 cùng với ông Vũ Văn Mẩu là Thủ tướng chính phủ vừa mới được bổ nhiệm.
Nhiều dân biểu khác, đa số họ thuộc khối dân tộc xã hội của hạ viện, riêng ông Lý Quý Chung vừa bổ nhiệm chức tổng thống dân vận cũng có mặt trong Dinh”. Sau cuộc nói chuyện của chuẩn tướng Hạnh với lính Lôi Hổ thì họ tự động bỏ súng ở sân cỏ để ra về.
Từ trái sang phải (hàng đầu): SV Hà Thúc Huy (Điệp báo A10), nhà báo Đức Petearnet, tổng thống Dương Văn Minh, Đồng chí Lâm (bộ đội), Đồng chí Hà Huy Đỉnh (áo đen, đang chỉ tay), KTS Nguyễn Hữu Thái (Điệp báo A10), Đồng chí Phạm Xuân Thệ. (Ảnh chụp lúc 12 giờ 20, ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn, do Phạm Kỳ (Kỳ Nhân) - Phóng viên Thông tấn AP (Cơ sở Điệp báo A10) |
Đúng 11 giờ ngày hôm đó, tôi thấy xe tăng của quân giải phóng đang tiến vào từ phía sở thú, đối diện với Dinh, trên đường Thống Nhất.
Mặc dù đã bước qua tuổi 71, nhưng nhân chứng sống lịch sử 37 năm về trước vẫn nhớ như in từng giây phút diễn ra trong ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là thời khắc tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát bài “Nối vòng tay lớn” tại Đài phát thanh Sài Gòn.
Ông là kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái – người phát thành viên “bất đắc dĩ” trong ngày tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng.
Ông kể lại, "Sáng tinh mơ ngày 30/4, nắm chắc tình hình chuẩn bị nổi dậy của sinh viên ở Đại học Vạn Hạnh và để cuộc chiến kết thúc không phải đổ máu, Sài Gòn không bị tàn phá, tôi bàn với người thân cận của Thượng tọa Trí Quang rồi chạy vội lên chùa Ấn Quang gặp vị lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới nhóm Dương Văn Minh để nhờ họ tác động”.
KTS Nguyễn Hữu Thái bên bức hình kỷ niệm tại nhà riêng |
Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, ông được tin, Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng Hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn, hãy bình tĩnh, không nổ súng và ai ở đứng vị trí của người đó để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu.
Nghe tin xong, ông cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng vào Dinh Độc lập thuyết phục những người quen biết trong chính quyền Dương Văn Minh bàn giao chính quyền cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Cùng lúc này, một nhóm sinh viên cầm vũ khí lên xe ca đến áp sát, chuẩn bị xâm nhập vào đài phát thanh.
Ở bên ngoài, những chiếc xe tăng đang tiến vào Dinh. Xe tăng 390 chạy đầu tiên kế đến là xe tăng 843, chạy đến húc vào cổng phụ bên trái nhưng cổng không sập. Ngay lập tức, lái xe tăng 390 húc sập cổng chính để mở đường và đồng chí Bùi Quang Thận nhảy từ trên xe 843 xuống, cầm lá cờ giải phóng gắn trên cần ăng ten xe tăng rồi tiến vào thềm Dinh.
Xa Tăng 390 húc sập cổng chính Dinh Độc Lập |
Lúc này, tôi và giáo sư Tòng đeo băng đỏ của lực lượng quần chúng nổi dậy, do không biết cách điều khiển cầu thang máy nên đồng chí Thận đi theo tôi và giáo sư Tòng đi bằng thang bộ. Đến nóc Dinh, cả 3 chúng tôi phải leo thêm chiếc thang gỗ mới đến được chân cột cờ. Lá cờ giải phóng được kéo lên trong tiếng reo hò lẫn tiếng súng chỉ thiên chào mừng vang trời.
Ông xúc động, "Thật ngẫu nhiên, vào thời điểm lịch sử ấy trên nóc Dinh Độc Lập có 3 chàng trai của 3 miền đất nước: anh Thận ở miền Bắc, giáo sư Tòng miền Nam và tôi ở miền Trung. Cả ba anh em vừa xúc động, vừa sung sướng vừa hãnh diện”.
Gần 12 giờ, Trung tá Bùi Văn Tùng nghĩ ngay đến việc lật đổ chính quyền Sài Gòn do tổng thống Dương Văn Minh cầm đầu để tránh những thiệt hại về người và của nên Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, trung tá Bùi Văn Tùng, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Văn Tòng, nhà báo Tây Đức Borries Gallasch... cùng đến Đài Phát thanh bằng xe Jeep để đọc lời đầu hàng.
|
Tại đài, do tình thế khẩn cấp nên tôi đã trở thành phát thanh viên “bất đắc dĩ” của buổi phát thanh trực tiếp đầu tiên trong ngày trọng đại. "Đời sống bình thường từ nay đã trở lại Sài Gòn, thành phố mà Hồ Chủ tịch rất mong đợi, nay đã được giải phóng... Tôi xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này".
Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam"
Và Trung tá, Bùi Văn Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".
Trong buổi phát thanh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xúc động bày tỏ những quan điểm của mình và cất cao bài hát “Nối vòng tay lớn” – bài hát đầu tiên được phát trên sóng của Đài phát thanh Sài Gòn trong ngày giải phóng.
Ông niềm nở kể lại, tại đài lúc đó, mọi việc diễn ra một cách bất ngờ và không hề có sự chuẩn bị trước nên khi làm việc ai cũng phải “lớ ngớ”. Khi ghi âm thì không có thiết bị ghi âm, nhà báo Đức đã cho mượn đài để thu âm. Đang lúc thu âm thì pin yếu nên các sinh viên phải chạy đôn chạy đáo đi tìm pin thay thế. Lời đầu hàng thì phải soạn thạo vội vàng.
Niềm vui trong ngày chiến thắng |
“Chiều 30/4/1975, mọi người dân Sài Gòn đều ra đường để cảm nhận bầu không khí trong ngày chiến thắng. Mọi người vui mừng reo hò, vỗ tay vang dội khi đón bộ đội giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Những người gặp nhau mừng mừng tủi tủi, họ như quên hết những khó khăn, khổ cực mà mình đã trải qua để hòa chung trong ngày chiến thắng. Còn chúng tôi bắt tay nhau thở phào một cách nhẹ nhõm và bất ngờ nói với nhau “thắng rồi ư”, mọi việc cứ diễn ra một cách thật bất ngờ”. Ông Thái vui mừng kể lại.
Cũng là một nhân chứng sống, chứng kiến những thời khắc diễn ra trong ngày trọng đại, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người trực tiếp ghi lại cuốn băng trong buổi phát thanh, ngày 30/4/1975. Ông kể lại cho chúng tôi nghe, ngày hôm ấy, tất cả mọi người đều hân hoan, vui mừng trong ngày toàn thắng nên không ai nghĩ ra việc phải làm gì đó để lưu lại thời khắc quan trọng này.
Lúc đó, ông đang ở nhà nghe qua radio lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Mình, lời chấp nhận đầu hàng của ông Bùi Văn Tùng tại đài phát thanh nên ông đã dùng băng ghi âm ghi lại để vừa làm nguồn tư liệu và là bằng chứng sống trong lịch sử.
Ông kể lại, lúc đó, ông vừa ghi âm, vừa nghe tiếng xì xào nói chuyện, tiếng nhốn nhào tại đài.
Ông cho biết, thời khắc 30/4/1975 là một biến cố lịch sử trọng đại, hiếm thấy, sau một cuộc chiến dài đã làm thay đổi cả chính quyền, chế độ. Và đây là một sự thay đổi rất lớn trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến cũng kết thúc một đất nước đã chịu 1 ngàn năm đô hộ.
Ngọc Thân
Bình luận