Cuồng phong

Cuồng phong

Sách nói Truyện dài kỳ

"Cuồng phong" là câu chuyện về lịch sử Việt Nam thế kỷ XX dữ dội và chói sáng, được kể qua chuyện đời của một dòng tộc với bốn thế hệ, đại diện cho các hệ tư tưởng khác nhau của người dân Việt Nam thời bấy giờ: người nông dân với lòng yêu nước bản năng tham gia khởi nghĩa chống Pháp; những ông Nghè khao khát Duy Tân xây dựng đất nước độc lập; chiến sĩ cách mạng tham gia kháng chiến giành độc lập thống nhất. Các thế hệ với những tư tưởng khác nhau cùng bước vào thời bình.

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Cuồng phong - Buổi 1

29:35

"Cuồng phong" là cuốn tiểu thuyết để đời của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phan Hách. Tác phẩm được ông hoàn thành trong 10 năm, ra mắt độc giả lần đầu năm 2008. Thông qua câu chuyện trong một gia tộc bốn thế hệ, tiểu thuyết phản ánh chân thực giai đoạn thế kỷ XX của đất nước với nhiều biến động.

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 2

29:28

Câu chuyện bắt đầu từ những trang nhật ký ghi trong cuốn sổ tay của nhân vật xưng "Tôi" tên là Trung, kể về cuộc gặp gỡ giữa ba anh em Trung, Lữ và Hải Yến tại resort Vườn Tịch Dương. Nội dung chính của cuộc gặp này ngoài việc bàn chuyện góp vốn làm ăn, còn bàn chuyện thực hiện một bộ phim có nhan đề "Ký sự gia tộc", nói về dòng họ của anh em con chú, con bác Trung và Lữ. Và những thước phim đầu tiên là về cụ tổ Cả Cồ - một thanh niên to lớn khỏe mạnh, người sinh ra mà không biết bố mình là ai.

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 3

29:48

Quân Cả Cồ đánh bại toán cướp làm hả hê cả vùng, chỉ thiếu nước người ta tôn Cồ lên làm thánh. Oai danh Cả Cồ lừng lẫy, ai ai cũng biết đến. Một lần lang thang trong rừng, anh bắt gặp một cô gái đang tắm dưới suối. Không cưỡng được vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết của cô gái, Cả Cồ nhảy xuống suối, cưỡng hiếp cô. Cồ cởi chiếc vòng bạc có móc năm chiếc vuốt hổ, dùng chiếc khánh khắc tên mình rồi đeo vào cổ cô gái như muốn nhắc nhở hai người đừng bao giờ quên nhau. Thấm thoắt sáu năm trôi qua, cũng

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 4

29:57

Mười năm hòa hoãn với quân Pháp khiến cho Cả Cồ ngủ say trên chiến thắng. Khi quân Pháp bất ngờ tổng tiến công, quân Cả Cồ không kịp trở tay, mạnh ai nấy chạy. Riêng Cả Cồ chạy vào ẩn náu trong một cái hang nơi rừng sâu. Ông Đồ Ngạn bị bắt, giặc tra tấn khiến ông buộc phải dẫn chúng tới bắt Cả Cồ. Vừa nhìn thấy giặc, Cả Cồ rút súng tự vẫn. Quân Pháp tróc nã, chu di tam tộc nhà Cả Cồ. May thay, còn có cậu bé Nguyên được ông Đồ Ngạn gửi ông Tú Cát nuôi dạy, là người trong dòng tộc duy nhất còn sốn

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 5

29:40

Ngoài việc mở cửa hàng bán nước mắm, mở trường dạy học, cắt tóc, quan huyện Nguyễn Đức Nguyên còn tìm cách thức tỉnh dân chúng nhận ra những điều bất cập của tư tưởng Nho giáo, tìm đến một ý thức hệ mới, lấy việc canh tân đất nước, mở mang dân trí làm cơ sở tiến tới giành nền độc lập cho đất nước. Thấy bất lợi cho việc cai trị của mình, quân Pháp đã bắt Nguyên và phế truất chức quan huyện của ông, giam ông ở Côn Đảo. Mặt khác, chúng vẫn bổ nhiệm con trai cả của ông là Nguyễn Đức Vĩnh - bố của Lữ

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 6

29:49

Quan tri huyện Đức Vĩnh rất kinh ngạc khi em mình - Đức Hàm - nói sẽ nghỉ học trường Cao đẳng Luật Hà Nội để làm báo. Đức Vĩnh hết lời khuyên em chỉ có đi theo con đường làm quan cho Pháp mới là cách tốt nhất để giữ được sự vinh hiển cho dòng họ, nhưng Đức Hàm kiên quyết nghỉ học để đi theo lý tưởng của mình. Về danh nghĩa thì Lữ, Trung và Hải Yến là ba anh em trong nhà. Nhưng thực ra Vũ Hùng - bố của Hải Yến - là con nuôi trong gia đình ông huyện Nguyên. Năm xưa, ông huyện Nguyên đón Hùng về nu

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 7

29:30

Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra làm thay đổi số phận bao con người ở huyện Thuận An. Từ giờ phút này, nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình, quan tri huyện Đức Nguyên nộp ấn triện, thẻ ngà, bằng sắc cho Vũ Hùng. Còn Đức Hàm, từ ngày nghỉ học ở trường Cao đẳng Luật Hà Nội, anh dồn sức viết các bài báo đòi độc lập, dân chủ, tự do cho Việt Nam. Ngày 19/8/1945, anh đã được chứng kiến những giờ phút lịch sử của đất nước, của dân tộc... Sau Lễ Độc lập ít ngày, Đức Hàm tiếp một vị khách quan trọng

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 8

29:40

Nửa năm sau lễ Tuyên ngôn Độc lập, tình hình đất nước có rất nhiều biến động. Đúng như Đức Vĩnh và Đức Hàm dự báo, Pháp núp sau quân Anh tiến đánh Nam Bộ. Hiệp ước sợ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết, quân Pháp tràn vào chiếm đóng Hà Nội. Sau mấy tháng nhận lời làm trợ lý cho ông Thanh Quang trong Bộ Ngoại Giao, Đức Hàm trở thành một nhân vật quan trọng được cử vào phái đoàn ngoại giao đi hội nghị trù bị tại Đà Lạt. Gần một tháng đàm phán tại đây, Đức Hàm hiểu Pháp sẽ không từ bỏ ý đồ chiếm đóng Việ

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 9

29:22

Tối 19/12/1946, tiếng đại bác rung chuyển bầu trời Hà Nội, báo hiệu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu. Khi cuộc đàm phán tại Đà Lạt đi vào ngõ cụt, Đức Hàm đã chuẩn bị cho mình một công việc mới, đó là ghi lại những hình ảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với chiếc mũ sắt đính sao tròn Tự Vệ Thành, một khẩu tiểu liên và chiếc máy ảnh, anh lao vào cuộc chiến oanh liệt của nhân dân Hà Nội. Gần hai tháng lăn lộn cùng chiến tranh, Đức Hàm gầy sọp đi. Không ai còn nhận ra

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 10

29:06

Mùa đông năm 1947, quân Pháp chiếm Hà Nội và tiến quân ra vùng phụ cận. Ủy ban kháng chiến huyện Thuận An phải rời phố huyện về căn cứ Tam Thuận Thiên cách đó chừng 10 km. Quân Pháp chiếm phủ Thuận An, chiêu mộ lính quốc gia. Thuận An hình thành thế trận da báo, quân Pháp Ngụy và quân Việt Minh ở đan xen nhau. Lính Ngụy chỉ dám nghênh ngang ban ngày còn ban đêm phải nhường không gian cho Việt Minh. Vũ Hùng nổi tiếng vùng Thuận An với những mẹo du kích đánh địch dũng cảm, thông minh, tài trí, tro

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 11

29:26

Gặp lại Vũ San - anh trai của cô bạn thân Lệ Diễm - giờ là quan ba chỉ huy quân Pháp Ngụy tại Thuận An, Lan Viên vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Họ từng có những kỷ niệm thật lãng mạn khi cô còn học ở trường nữ sinh Đồng Khánh trên Hà Nội. Hai người tâm sự về những thay đổi trong cuộc sống mấy năm qua. Vũ San thú thực với Lan Viên mình không muốn đi lính mà chỉ thích làm họa sỹ, nhưng hoàn cảnh bắt buộc anh phải vào học trường võ bị, làm sỹ quan cho Pháp. Một năm sau, bộ đội chính quy kết hợp với

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 12

29:14

Năm 1954, với chiến thắng quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hiệp ước Geneve được ký kết. Từ vỹ tuyến 17 trở ra miền Bắc là đất của Việt Minh, từ vỹ tuyến 17 trở vào miền Nam tạm thời do phe Quốc gia quản lý. Sợ quân Việt Minh trả thù, Quan phó tỉnh trưởng Gia Lâm Đức Vĩnh phải đưa gia đình vào miền Nam. Mọi người đều linh cảm cuộc chia tay này sẽ không có ngày gặp lại. Cuối thu năm 1954, Đức Hàm trong vai một nhà báo cùng lính Việt Minh tiếp quản Thủ đô, đã không khỏi xúc động khi nhìn

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 13

28:48

Trước viễn cảnh bà Nghè bị đấu tố tội đại địa chủ, Đức Hàm và Vũ Hùng đều đau lòng và bất lực. Vài ngày sau, đội cải cách vào Thạch gia trang kiểm kê tài sản, tất cả đồ đạc tài sản tại đây đều bị chia cho hết. Cuộc cải cách được tiến hành rất triệt để, người giàu có lại trở thành kẻ xấu xa, khiến mọi người bỗng nhiên đều sợ giàu. Đúng ngày 23 tháng Chạp, bà Nghè và Lan Viên bị mang ra đấu tố. Sợ hãi đám đông đang trong cơn phấn khích mù quáng, bà Nghè vội vàng nhận cái tội giàu của mình nhưng vẫ

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 14

29:58

Dẫu đã lường trước được sự khủng khiếp và lạ lùng của cuộc cải cách ruộng đất, Đức Hàm cũng không thể ngờ hết sự khốc liệt của nó. Cuộc cải cách trở thành cơn cuồng phong tàn phá mọi vùng quê. Rồi việc Đức Hàm lo lắng nhất cũng đến, anh được thông báo cho nghỉ việc và phải viết kiểm thảo khuyết điểm của mình là thành phần xuất thân từ địa chủ. Anh viết suốt đêm này qua đêm khác mà không bịa ra được những khuyết điểm của bản thân. Thời đi học, anh dám chiến đấu vì chân lý, không biết sợ là gì, kể

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 15

29:40

Trong khi còn chưa giải quyết được tội bị quy kết phản bội giai cấp vì lấy con đại địa chủ thì Vũ Hùng lại nhận thêm một tin sét đánh. Anh bị kết tội gián điệp vì đã giúp Vũ San trốn thoát khỏi trại giam. Giờ tội của anh còn to hơn cả bà Nghè và Đức Hàm. A quyết định phải cứu mình trước khi lo cứu vợ và bà Nghè. Đau đớn, day dứt, cuối cùng anh cũng phải viết đơn ly dị Lan Viên để mình thoát tội. Vũ Hùng được đội cải cách Đông Phong phân về ở trong nhà bà gái Nhỡ - một cố nông có con gái tên là H

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 16

29:09

Trót rơi vào cái bẫy Huệ giăng ra, Hùng đành nhắm mắt cưới Huệ với cái thai đang mang trong bụng. Còn Lan Viên và bà Nghè suốt một năm qua luôn phải sống trong cảnh khốn khó, chà đạp của những kẻ tự nhận mình là bần cố nông. Những người trước kia vốn rất quý mến hai mẹ con Viên giờ cũng tìm cách né tránh vì sợ liên lụy tới giai cấp địa chủ, bóc lột. Cũng trong thời gian này, không khí đấu tố, xử lý những địa chủ trong vùng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Thậm chí, Lan Viên phải lấy nhựa khoai

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 17

29:45

Trong lúc cả vùng Thuận An liêu xiêu vì nạn đói thì bà nghè và Lan Viên, nhờ có tiền tiếp tế do Hàm gửi về, nên cuộc sống của họ phần nào đi vào ổn định. Thuần Phong, với tư cách là người liên lạc, nên có nhiều cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với Lan Viên. Chính những cơ hội ấy đã khiến hai người xích lại gần nhau hơn. Rồi những ngày cải cách sóng gió lại bất ngờ ra đi, khi cấp trên nhận thấy những sai lầm trong việc thực hiện và ra chỉ thị sửa sai. Các đội cải cách giờ lột xác thành đội sửa sai.

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 18

29:21

Sau những ngày đầy biến động của đợt cải cách ruộng đất, gia đình bà nghè lại được đoàn viên tại Thạch gia trang. Hùng cũng trở về xin lỗi mẹ và Lan Viên và được cả hai rộng lòng tha thứ. Tuy nhiên, ấn tượng khó quên về những ngày đã qua gây ám ảnh mạnh trong tâm trí bà nghè và Lan Viên. Cuối cùng, họ quyết định lên Hà Nội sinh sống, Thạch gia trang giao lại cho Hùng trông coi quản lý. Lên Hà Nội, mẹ con bà sống trong ngôi biệt thự Hoàng Lan và Lan Viên trở thành cô tiểu thư Hà thành thanh lịch.

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 19

29:27

Vào giai đoạn những năm 1958-1960, dòng họ Nguyễn Đức dường như đã bước qua thời kỳ bĩ cực để đến hồi thái lai. Lúc này, Nguyễn Đức Hàm được tổ chức cất nhắc chỉ định đi phụ trách làm thí điểm xây dựng tổ đội công ở Đông Phong, Thanh Đô. Về Đông Phong, Hàm lại phải dựa vào Huệ - vợ Hùng - lấy Huệ làm cán bộ cơ sở chủ chốt. Anh vượt qua nhiều định kiến của bà con để thể hiện mình là cán bộ có năng lực, trình độ, thực sự gần dân. Chính điều này khiến uy tín của Hàm được nâng cao. Hơn thế nữa, chín

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 20

29:24

Mặc dù say mê với phong trào Hợp tác xã đang lên như diều gặp gió và bản thân được đề cao như một nhân tố mới xuất sắc, nhưng Hàm vẫn nhận ra mắc mớ ,bất cập nằm sâu bên trong vẻ ngoài thành công. Hàm phát hiện ra khiếm khuyết trong bộ máy vận hành, phương thức làm ăn tập thể hợp tác xã ban đầu phát huy rất tốt, nhưng càng về sau càng trở nên bất hợp lý bởi tư tưởng "cha chung không ai khóc". Chính điều đó khiến sau hơn 10 năm thực hiện mô hình hợp tác, năng suất lúa lại giảm sút và nông dân vẫn

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 21

29:28

Sau chuyến vi hành để tìm hiểu vì sao mô hình Hợp tác xã không mang lại lợi ích, hiệu quả kinh tế cho nông dân, Đức Hàm hiểu nhiều hơn về bất cập của mô hình này. Anh quay lại Đông Phong tìm gặp Huệ - một chủ nhiệm HTX đang được đánh giá là có tài và rất năng nổ, nhiệt tình với công việc.. Mặc dù vậy, bản thân Huệ không nhận ra được sự nghèo túng của chính mình vì cô nghèo mà không biết mình nghèo. Đức Hàm bàn với Huệ chủ trương làm sao nâng cao năng suất, tăng cường trách nhiệm cho xã viên. Ban

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 22

29:50

Hà Nội năm 1966 bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh phá hoại bằng không lực của Hoa Kỳ. Cả thành phố luôn bị đặt trong tình trạng báo động xơ xác tiêu điều. Cũng trong thời gian này, Thuần Phong lại nhận quyết định trở vào Nam chiến đấu. Tin này khiến Lan Viên vô cùng buồn bã nhưng cô không cách nào ngăn cản được. Thuần Phong được tổ chức giao nhiệm vụ như một tình báo chiến lược tìm cách luồn sâu vào hang ổ giặc nhằm chờ thời cơ thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Hòa nhập với cuộc sống trong Nam lúc bấy

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 23

29:43

Sang Paris, dù rất nhớ Lan Viên nhưng Thuần Phong cũng không cách gì liên lạc với cô. Cuộc đoàn tụ của họ xem ra rất vô vọng bởi chiến tranh vẫn đang tiếp diễn khốc liệt. Cuộc sống của Thuần Phong ở Paris khá thảnh thơi, anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có chức sắc cũng như doanh nhân, trong đó có vợ chồng vị đại sứ Việt Nam tại Pháp. Anh thường tranh luận với vị đại sứ về chiến sự, con người, thời cuộc. Thông qua những cuộc tranh luận đấy, anh hiểu hơn về vị trí người nghệ sỹ và những giá

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 24

29:28

Cuộc chiến tranh ngày càng đi vào giai đoạn nước rút với sự thay đổi cục diện khá rõ rệt. Vốn là một chiến binh vinh quanh của không lực cộng hòa, Lữ cũng phần nào nhận thấy sự yếu thế dần dần của phe mình. Bà Đức Vĩnh rất thương con, chỉ biết khuyên con nên cẩn trọng mỗi lần xuất kích. Thông qua Lữ, bà biết một trong số tướng lĩnh rất nổi tiếng bên phía Việt Cộng chính là Vũ Hùng, vốn là thằng ở trong gia đình bà ngày trước. Vì là chỗ người quen nên bà mong Vũ Hùng nể tình quen biết cũ, nới tay

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 25

29:26

Phó Tỉnh trưởng Phan Rang là Đức Vĩnh đồng ý giao nộp toàn bộ giấy tờ của chính quyền Ngụy cho quân cách mạng mà không có bất cứ sự chống cự nào. Mặc dù tuyến phòng thủ Phan Rang - Phan Thiết bị chọc thủng, nhưng điều khiến Tư lệnh mặt trận Vũ Hùng băn khoăn là tất cả đang bị khựng lại trước cửa ngõ Xuân Lộc do tướng Lê Minh Đào quyết tử thủ. Việc phá vỡ phòng tuyến này không đơn giản. Nhưng với hơn 10 ngày chiến đấu ác liệt, cam go, cuối cùng phòng tuyến này cũng bị quân đoàn thép của Vũ Hùng p

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 26

29:21

Đức Trung đã phụ giúp chính ủy giấy bút để thảo hộ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lời tuyên bố đầu hàng trước Quốc dân đồng bào. Khi tiếng loa phát thanh vang rộn tuyên bố miền Nam hoàn toàn giải phóng thì cả Sài Gòn rơi lệ, trời đất phương Nam tạnh cơn cuồng phong lửa đạn. Hòa trong không khí vui mừng của đoàn quân chiến thắng, Đỗ Thanh trong vai trò hướng dẫn viên du lịch, vừa lái xe vừa kể cho thủ trưởng Vũ Hùng cùng Trung và Thiều về Sài Gòn những năm trước, dưới sự cai trị của chế độ Việt Nam

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 27

29:24

Trái ngược với cờ hoa rực rỡ trên đường phố Sài Gòn những ngày đầu giải phóng thì trên chiếc tàu thủy mang tên Thống Nhất, Đức Vĩnh cùng đoàn tù nhân đang phải trải qua những ngày khó khăn đi cải tạo. Đức Vĩnh không ngờ cuối cuộc đời lại phải sống trong cảnh này, anh thầm trách số phận, trách dòng họ Nguyễn Đức đã không phù hộ cho mình. Gần như cả cuộc đời anh ăn sung mặc sướng, sống trong vinh hoa phú quý, khôn khéo đến cực điểm, luồn lọt để không bị trận cuồng phong của thế kỷ cuốn bay, vậy mà

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 28

29:24

Đức Vĩnh được gắn số tù 555, ở phòng giam sơ sài mái nứa, cửa nứa, tường đất trộn rơm. Đã có lúc anh định trốn trại, nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy ở đây còn hơn, ít ra còn được húp cháo. Anh tự an ủi mình cứ yên tâm cải tạo rồi sẽ được ra tù. Còn với Trung tướng Vũ Hùng, sau 10 năm vào chiến trường chỉ có nắng, lửa, bão đạn, hòa bình lặp lại, anh trở về thị xã Thanh Đô, nơi có ngôi nhà ngói ba gian cùng Huệ - vợ anh đang sống. 10 năm xa chồng, Huệ đã nén chặt tình cảm riêng tư để hết mình vì p

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 29

29:04

Theo yêu cầu của người anh cả Đức Vĩnh, Đức Hàm đã đánh điện vào Nam gọi Lan Viên về mừng ngày hội ngộ sau 8 năm xa cách. Tuy mỗi người một quan điểm, một suy nghĩ, một cách sống riêng nhưng bây giờ, họ lại tề tựu tại Thạch gia trang như những đứa trẻ ngày xưa. Họ không trách số phận, không trách cuộc đời vì họ cũng chỉ là những nạn nhân, là con cờ trong chuỗi biến thiên của bánh xe lịch sử. Trong khi ấy, bà Đức Vĩnh đang cùng con trai ở bên trời Tây, chờ đợi ngày ông Đức Vĩnh sang Hoa Kỳ đoàn t

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 30

29:21

Lần di dân thứ hai đã đưa bà Đức Vĩnh và Lữ sang Hoa Kỳ. Sau rất nhiều khó khăn, vất vả, hiện tại họ đã có một cơ ngơi khấm khá, có của ăn, của để. Lữ đã nghĩ tới chuyện xây dựng gia đình với Phương Dung nhưng cô không đồng ý. Một phần cô không muốn gánh vác trách nhiệm người vợ, người mẹ, một phần vì cô vẫn chưa thể vượt qua quá khứ đau lòng lúc trên đường vượt biên sang Mỹ. Trên đường đi, Phương Dung đã bị một nhóm côn đồ lạm dụng tình dục trong một thời gian dài. Chính vì vậy, khi biết Lữ có

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 31

29:29

Sau 30 năm xa cách, Trung - con trai ông Đức Hàm và Lữ - con trai ông Đức Vĩnh đã không ngờ khi họ có dịp gặp nhau tại thủ độ Moscow. Trung được cơ quan cử đi học tập, còn Lữ sang đây theo con đường vượt biên. Lữ hỏi thăm Trung về bà nội, về chú Hàm, cô Lan Viên, còn Trung cũng không quên hỏi thăm về bác gái Đức Vĩnh. Qua lời kể đứt quãng của Lữ, Trung biết rằng khi còn ở Sài Gòn, Lữ từng là sỹ quan không quân, tuy nhiên khi sang Mỹ thì Lữ trở thành kẻ thất nghiệp. Nhờ sự giúp đỡ của vị mục sư,

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 32

29:27

Thuần Phong - chồng của Lan Viên làm việc trong nội đô Sài Gòn, rồi được cử sang Pháp làm tình báo. Phong sang đó vài năm thì lấy vợ tây rồi có con và không về Việt Nam nữa. Lan Viên không biết chuyện đó, cô vẫn đi tìm chồng trong vô vọng. Trong khi đi tìm tung tích của chồng, Lan Viên tình cờ gặp lại Lệ Diễm - người bạn thân cùng trường ngày xưa. Lệ Diễm có anh trai là Vũ San, người thầm yêu Lan Viên từ thời còn đi học nhưng vì Lan Viên yêu Vũ Hùng nên Vũ San đành lẻ bóng. Tuy nhiên, khi biết c

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 33

29:31

Thiều, Trung và Hải Yến ở lâu bên Moscow nên rất có kinh nghiệm đi mua hàng để đóng thùng gửi về Việt Nam. Chính sự nhanh nhạy này đã giúp họ có được những khoản tiền lời lớn. Đặc biệt, cả ba người còn được chứng kiến giờ phút lịch sử ở Quảng trường Đỏ trước cung điện Kremlin. Nước Nga mới đã được hình thành. Tuy nhiên, khi Thiều và Trung nhìn thấy những chiếc xe bọc thép, ô tô quân sự chở lính từ ngoại ô tiến vào Thủ đô Moscow, trong lòng hai người đều dâng lên cảm giác kinh hoàng khó tả, nghẹt

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 34

29:41

Sau những năm học tập tại Moscow, cả Trung và Thiều đều gắn bó với xứ sở Bạch Dương, cả hai đều cảm nhận được sự thân thiện, hiền hậu của người dân Nga. Tuy nhiên, những biến động về chính trị của đất nước này đã khiến họ phải thay đổi cách suy nghĩ và các phương án làm ăn của mình. Trong khi ấy, những bất ổn về chính trị trong lòng nước Nga khiến người dân Nga không mấy mặn mà với chế độ mới. Người dân Nga vẫn theo nếp sống của chế độ chủ nghĩa và chủ nghĩa tập thể, Nhà nước bao cấp toàn dân, k

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 35

29:06

Trên danh nghĩa thì Hải Yến sang Moscow để hoàn thành luận văn tiến sỹ về văn học, còn Thiều sang đây học Kinh tế chính trị. Hai con người cô đơn đã gặp và yêu nhau, họ có con khi chưa hiểu biết về nhau. Điều này khiến tình cảm vợ chồng giữa họ nhanh chóng nguội, mỗi người một suy nghĩ, một cách sống riêng. Thiều về nước trước Hải Yến và Trung. Anh dùng phần lớn số vốn để mua một chức vị quản lý kinh tế rồi nhanh chóng lao vào công cuộc kiếm tiền trong bối cảnh nhà nước Việt Nam thời mở cửa. Thu

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 36

29:22

Cuộc sống của cặp đôi Thiều và Hải Yến so với Trung và Vera khác nhau rất nhiều. Nếu như Thiều và Hải Yến từ sống thử rồi trở thành vợ chồng, dẫu sau này vì lý do không hợp khiến họ phải chia tay, thì Trung và Vera chưa từng có ý định gắn bó với nhau một cách danh chính ngôn thuận. Trung rất mực yêu chiều Vera, không để cô mó tay vào bất cứ việc gì. Việc nhà anh làm quần quật, tiền nong kiếm được chút nào Trung đều đưa cho Vera tiêu xài vào đồ mỹ phẩm, thời trang. Thiều và Hải Yến đã cảnh báo Tr

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 37

29:24

Thiều và Liên dồn tất cả số tiền có được đầu tư xây dựng khách sạn với cái tên "Khách sạn Hoàng Hậu". Cả hai tin tưởng với sự lanh lợi và quen biết rộng thì công việc làm ăn sẽ thuận buồm xuôi gió. Do không đủ vốn, Thiều đã mạnh dạn vay thêm ngân hàng, đồng thời kiếm thêm bộn tiền từ chức vụ Tổng Giám đốc một công ty chuyên xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông. Rút ruột quá nhiều công trình, cuối cùng những thương vụ làm ăn gian dối của Thiều đã bị phát hiện. Trước sự việc Thiều bị công an bắt, Tru

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 38

29:58

Hành động ý nghĩa cuối cùng mà Thiều có thể làm trước khi chết là viết một lá thư cho gia đình. Qua thư, anh bày tỏ sự ăn năn hối lỗi của một người con trai bất hiếu vì đã khiến bố mẹ phải đau lòng. Trên đường ra pháp trường, Thiều gần như chỉ còn là một cái xác không hồn. Cũng trong khoảng thời gian này, công việc làm ăn của Hải Yến sa sút trông thấy, cũng bởi cô làm ăn không đứng đắn. Khu resort do cô làm chủ là chốn ăn chơi thác loạn của những kẻ đua đòi. Hải Yến cố gắng lo lót chính quyền sở

Xem thêm

Cuồng phong - Buổi 39

29:10

Sau khi rời xa Trung, cuộc sống của Vera không lấy gì làm sáng sủa. Cô không có việc làm và cuộc sống tẻ nhạt cứ trôi qua từ ngày này sang ngày khác. Cuối cùng Vera quyết định sang Hà Nội sau khi gửi cho Trung một lá thư điện tử. Ít lâu sau đó, Vera, Trung và một số người thân trong gia đình anh lên đường sang Mỹ gặp những người thân quen bên đó. Những con người đến từ đất nước một thời hai bên chiến tuyến, nay dành thời gian ngồi bên nhau, cùng chia sẻ đủ thứ chuyện trên đời. Trong thời gian nà

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết