Có phải Apple chẳng quan tâm đến điều gì ngoài tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Cuộc sống của người công nhân không liên quan đến quyền lợi của họ?
Tháng 5/2011, vào một buổi tối, một vụ nổ đã xảy ra ở tòa nhà A5, lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ lớn.
Khi những người công nhân trong nhà ăn chạy được ra ngoài, họ nhìn thấy khói đen tuôn ra từ các cửa sổ. Khói đến từ khu vực nơi công nhân đánh bóng hàng nghìn bao da iPad mỗi ngày.
Hai người thiệt mạng và khoảng hơn chục người khác bị thương. Sau đó những người bị thương được chuyển lên xe cấp cứu đến bệnh viện.
Tại căn nhà thời thơ ấu của Lai Xiaodong ngày nọ, điện thoại reo lên từng hồi. Khi người trong gia đình nhấc máy lên, người đó lập tức nhận được câu hỏi: “Có phải ông là bố của Lai Xiaodong không? Anh ấy đang gặp rắc rối. Hãy đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.”
6 tháng trước, người thanh niên Lai Xiaodong đến thành phố Thành Đô ở Tây Nam Trung Quốc, để gia nhập đội quân hàng triệu người lao động làm việc trong hệ thống sản xuất có tốc độ nhanh và hoạt động tinh vi nhất thế giới. Hệ thống này đã giúp cho Apple và hàng trăm công ty khác chế tạo, lắp ráp ra nhiều thiết bị với tốc độ nhanh như “mơ”.
Trong thập kỷ qua, Apple đã trở thành một trong những công ty lớn, giàu có và thành công nhất trên thế giới, một phần nhờ nắm được bí quyết quan trọng nhất trong ngành sản xuất toàn cầu. Apple cũng như nhiều công ty công nghệ thành công nhất Mỹ và nhiều công ty hàng đầu của Mỹ trong nhiều lĩnh vực khác đã có được tốc độ đổi mới gần như chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên những người công nhân lắp ráp điện thoại iPhone, iPad và nhiều thiết bị khác thường phải làm việc trong điều kiện khốn khổ, theo lời của công nhân bên trong các nhà máy và tài liệu do chính các công ty công bố. Họ phải đối đầu với rất nhiều vấn đề, từ môi trường làm việc vất vả cho đến nhiều vấn đề khác liên quan đến sự an toàn.
Người công nhân phải làm thêm giờ nhiều, trong một số trường hợp lên tới 7 ngày/tuần và sống trong khu nhà ở đông đúc. Có những người phải đứng lâu đến nỗi cuối cùng họ bước đi đầy khó khăn. Ngoài ra, có không ít người chưa đến tuổi lao động cũng làm việc tại các nhà máy sản xuất sản phẩm của Apple.
Đáng lo hơn, một số ông chủ các công ty không quan tâm đến sức khỏe của công nhân. Hai năm trước, 137 công nhân tại công ty cung cấp sản phẩm cho Apple ở miền Đông Trung Quốc đã nhiễm độc sau khi họ bị buộc phải sử dụng một chất hóa học độc hại để lau rửa màn hình iPhone.
Chỉ trong 7 tháng năm 2011, đã có 2 vụ nổ tại nhà máy sản xuất iPad (có cả nhà máy ở Thành Đô) khiến 4 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương. Trước những vụ việc trên, thực ra Apple đã được cảnh báo về tình trạng nguy hiểm bên trong nhà máy ở Thành Đô.
Ông Nicholas Ashford, cựu chủ tịch Ủy ban tư vấn về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe, cơ quan tư vấn cho Bộ Lao động Mỹ, nói: “Nếu Apple đã được cảnh báo trước và chẳng hành động gì, điều đó thật đáng trách. Tuy nhiên trong kinh doanh, có khi điều bị ghê tởm tại nước này lại được chấp nhận ở nước khác và các công ty chịu áp lực từ đó rất nhiều.”
Apple cũng chẳng phải công ty điện tử duy nhất hoạt động kinh doanh trong một hệ thống cung cấp có vấn đề. Tại nhà máy sản xuất sản phẩm cho Dell, HP, IBM, Lenovo, Motorola, Sony, Toshiba, điều kiện làm việc của công nhân cũng rất vất vả,
Giới điều hành của Apple bao lâu nay thường khẳng định họ đã có bước tiến dài trong cải thiện tình hình làm việc tại các nhà máy. Apple có bộ phận riêng chuyên phụ trách vấn đề lao động, an toàn lao động…Đã có nhiều đợt kiểm toán khắt khe được tiến hành và nhiều vụ lạm dụng sức lao động bị phát hiện và Apple luôn yêu cầu sai lầm phải được sửa chữa.
Trong báo cáo thường niên về trách nhiệm của các nhà cung cấp sản phẩm cho Apple, luôn có chi tiết rõ ràng về các vụ lạm dụng. Tháng 1/2012, Apple đưa ra danh sách các nhà cung cấp sản phẩm.
Thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hơn một nửa số nhà cung cấp mà Apple đã tiến hành kiểm toán vi phạm ít nhất một lần/năm từ năm 2007 và trong nhiều trường hợp thậm chí còn phạm luật. Dù các vụ vi phạm liên quan chủ yếu đến điều kiện làm việc chứ không phải vấn đề an toàn lao động, tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn.
Ông Li Mingqi, người cho đến tháng 4/2011 vẫn đảm nhiệm chức quản lý tại tập đoàn Hồng Hải (Foxconn), một trong những đối tác sản xuất quan trọng nhất của Apple, nói: “Apple chẳng quan tâm đến điều gì ngoài tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Cuộc sống của người công nhân không liên quan đến quyền lợi của họ.”
Một số cựu điều hành của Apple khẳng định có một yếu tố gây căng thẳng không chấm dứt được ngay bên trong Apple: giới điều hành muốn cải thiện điều kiện lao động tại các nhà máy nhưng mong muốn này lập tức tiêu tan khi họ phải giải quyết bài toán mối quan hệ với nhà cung cấp hay cung cấp sản phẩm đúng thời hạn.
Ngày thứ Ba vừa rồi, Apple công bố lợi nhuận quý 4/2011 cao chưa từng có trong lịch sử: lãi 13,6 tỷ USD trên doanh thu 46,3 tỷ USD. Giới điều hành của Apple khẳng định doanh thu thậm chí có thể còn cao hơn nếu nhà máy của Apple ở nước ngoài có thể sản xuất nhiều hơn.
Giới điều hành doanh nghiệp tại nhiều tập đoàn lớn khác cũng đối đầu với áp lực tương tự. Hệ thống có thể không tốt, tuy nhiên nếu cải tổ hệ thống, hoạt động đổi mới cũng sẽ kém đi. Khách hàng luôn muốn có sản phẩm điện tử mới hàng năm.
Một cựu điều hành của Apple nói: “Chúng tôi biết về vấn đề lạm dụng lao động tại các nhà máy suốt 4 năm và tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nhưng hệ thống đó làm lợi cho chúng tôi. Ngay ngày mai, các nhà cung cấp sẽ thay đổi mọi thứ nếu Apple nói với họ rằng họ không còn lựa chọn khác. Nếu khoảng một nửa số iPhone không hoạt động tốt, bạn có nghĩ Apple sẽ để mọi chuyện tiếp diễn như vậy thêm 4 năm nữa?”
(Còn tiếp...)
Ngọc Diệp (CafeF)
Tháng 5/2011, vào một buổi tối, một vụ nổ đã xảy ra ở tòa nhà A5, lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ lớn.
Khi những người công nhân trong nhà ăn chạy được ra ngoài, họ nhìn thấy khói đen tuôn ra từ các cửa sổ. Khói đến từ khu vực nơi công nhân đánh bóng hàng nghìn bao da iPad mỗi ngày.
Hai người thiệt mạng và khoảng hơn chục người khác bị thương. Sau đó những người bị thương được chuyển lên xe cấp cứu đến bệnh viện.
Tại căn nhà thời thơ ấu của Lai Xiaodong ngày nọ, điện thoại reo lên từng hồi. Khi người trong gia đình nhấc máy lên, người đó lập tức nhận được câu hỏi: “Có phải ông là bố của Lai Xiaodong không? Anh ấy đang gặp rắc rối. Hãy đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.”
6 tháng trước, người thanh niên Lai Xiaodong đến thành phố Thành Đô ở Tây Nam Trung Quốc, để gia nhập đội quân hàng triệu người lao động làm việc trong hệ thống sản xuất có tốc độ nhanh và hoạt động tinh vi nhất thế giới. Hệ thống này đã giúp cho Apple và hàng trăm công ty khác chế tạo, lắp ráp ra nhiều thiết bị với tốc độ nhanh như “mơ”.
Trong thập kỷ qua, Apple đã trở thành một trong những công ty lớn, giàu có và thành công nhất trên thế giới, một phần nhờ nắm được bí quyết quan trọng nhất trong ngành sản xuất toàn cầu. Apple cũng như nhiều công ty công nghệ thành công nhất Mỹ và nhiều công ty hàng đầu của Mỹ trong nhiều lĩnh vực khác đã có được tốc độ đổi mới gần như chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên những người công nhân lắp ráp điện thoại iPhone, iPad và nhiều thiết bị khác thường phải làm việc trong điều kiện khốn khổ, theo lời của công nhân bên trong các nhà máy và tài liệu do chính các công ty công bố. Họ phải đối đầu với rất nhiều vấn đề, từ môi trường làm việc vất vả cho đến nhiều vấn đề khác liên quan đến sự an toàn.
Người công nhân phải làm thêm giờ nhiều, trong một số trường hợp lên tới 7 ngày/tuần và sống trong khu nhà ở đông đúc. Có những người phải đứng lâu đến nỗi cuối cùng họ bước đi đầy khó khăn. Ngoài ra, có không ít người chưa đến tuổi lao động cũng làm việc tại các nhà máy sản xuất sản phẩm của Apple.
Đáng lo hơn, một số ông chủ các công ty không quan tâm đến sức khỏe của công nhân. Hai năm trước, 137 công nhân tại công ty cung cấp sản phẩm cho Apple ở miền Đông Trung Quốc đã nhiễm độc sau khi họ bị buộc phải sử dụng một chất hóa học độc hại để lau rửa màn hình iPhone.
Chỉ trong 7 tháng năm 2011, đã có 2 vụ nổ tại nhà máy sản xuất iPad (có cả nhà máy ở Thành Đô) khiến 4 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương. Trước những vụ việc trên, thực ra Apple đã được cảnh báo về tình trạng nguy hiểm bên trong nhà máy ở Thành Đô.
Ông Nicholas Ashford, cựu chủ tịch Ủy ban tư vấn về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe, cơ quan tư vấn cho Bộ Lao động Mỹ, nói: “Nếu Apple đã được cảnh báo trước và chẳng hành động gì, điều đó thật đáng trách. Tuy nhiên trong kinh doanh, có khi điều bị ghê tởm tại nước này lại được chấp nhận ở nước khác và các công ty chịu áp lực từ đó rất nhiều.”
Apple cũng chẳng phải công ty điện tử duy nhất hoạt động kinh doanh trong một hệ thống cung cấp có vấn đề. Tại nhà máy sản xuất sản phẩm cho Dell, HP, IBM, Lenovo, Motorola, Sony, Toshiba, điều kiện làm việc của công nhân cũng rất vất vả,
Giới điều hành của Apple bao lâu nay thường khẳng định họ đã có bước tiến dài trong cải thiện tình hình làm việc tại các nhà máy. Apple có bộ phận riêng chuyên phụ trách vấn đề lao động, an toàn lao động…Đã có nhiều đợt kiểm toán khắt khe được tiến hành và nhiều vụ lạm dụng sức lao động bị phát hiện và Apple luôn yêu cầu sai lầm phải được sửa chữa.
Trong báo cáo thường niên về trách nhiệm của các nhà cung cấp sản phẩm cho Apple, luôn có chi tiết rõ ràng về các vụ lạm dụng. Tháng 1/2012, Apple đưa ra danh sách các nhà cung cấp sản phẩm.
Thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hơn một nửa số nhà cung cấp mà Apple đã tiến hành kiểm toán vi phạm ít nhất một lần/năm từ năm 2007 và trong nhiều trường hợp thậm chí còn phạm luật. Dù các vụ vi phạm liên quan chủ yếu đến điều kiện làm việc chứ không phải vấn đề an toàn lao động, tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn.
Ông Li Mingqi, người cho đến tháng 4/2011 vẫn đảm nhiệm chức quản lý tại tập đoàn Hồng Hải (Foxconn), một trong những đối tác sản xuất quan trọng nhất của Apple, nói: “Apple chẳng quan tâm đến điều gì ngoài tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Cuộc sống của người công nhân không liên quan đến quyền lợi của họ.”
Một số cựu điều hành của Apple khẳng định có một yếu tố gây căng thẳng không chấm dứt được ngay bên trong Apple: giới điều hành muốn cải thiện điều kiện lao động tại các nhà máy nhưng mong muốn này lập tức tiêu tan khi họ phải giải quyết bài toán mối quan hệ với nhà cung cấp hay cung cấp sản phẩm đúng thời hạn.
Ngày thứ Ba vừa rồi, Apple công bố lợi nhuận quý 4/2011 cao chưa từng có trong lịch sử: lãi 13,6 tỷ USD trên doanh thu 46,3 tỷ USD. Giới điều hành của Apple khẳng định doanh thu thậm chí có thể còn cao hơn nếu nhà máy của Apple ở nước ngoài có thể sản xuất nhiều hơn.
Giới điều hành doanh nghiệp tại nhiều tập đoàn lớn khác cũng đối đầu với áp lực tương tự. Hệ thống có thể không tốt, tuy nhiên nếu cải tổ hệ thống, hoạt động đổi mới cũng sẽ kém đi. Khách hàng luôn muốn có sản phẩm điện tử mới hàng năm.
Một cựu điều hành của Apple nói: “Chúng tôi biết về vấn đề lạm dụng lao động tại các nhà máy suốt 4 năm và tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nhưng hệ thống đó làm lợi cho chúng tôi. Ngay ngày mai, các nhà cung cấp sẽ thay đổi mọi thứ nếu Apple nói với họ rằng họ không còn lựa chọn khác. Nếu khoảng một nửa số iPhone không hoạt động tốt, bạn có nghĩ Apple sẽ để mọi chuyện tiếp diễn như vậy thêm 4 năm nữa?”
(Còn tiếp...)
Ngọc Diệp (CafeF)
Bình luận