(VTC News) - Hãng công nghệ Olympus vừa phải tiết lộ các khoản thua lỗ khổng lồ trong suốt 20 năm nay khiến công nhân và nhiều nhà đầu tư của họ sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu về tương lai.
Hãng đã phải đứng lên thừa nhận là đã có các hoạt động nhằm che giấu các khoản thua lỗ trong chứng khoán từ những năm 1980 cho đến nay:
Hoang mang và đổ lỗi
Mới đây, tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản Olympus đã phải thừa nhận là đã có các hoạt động nhằm che giấu các khoản thua lỗ trong chứng khoán từ những năm 1980. Tuyên bố này lập tức đã khiến giá cổ phiếu của hãng này rớt xuống 30% và khiến nhiều công nhân của hãng cảm thấy ngạc nhiên xen lẫn cả tức giận khi nghe “hung tin” này.
Sau một thời gian tranh cãi, phủ nhận, thì cuối cùng, các thành viên trong ban lãnh đạo của Olympus cũng phải thừa nhận một sự thật đau lòng, hãng đã dùng các hóa đơn chi giả để che giấu thua lỗ trong suốt hơn 20 năm qua. Hành động này đã làm cho những khách hàng, đối tác và công nhân viên tại công ty mất niềm tin trầm trọng.
Hãng công nghệ Olympus có những máy ảnh nổi tiếng một thời |
Một công nhân của công ty viết trên Facebook: “tôi đã khóc trước toàn thể các thành viên của gia đình tôi khi xem được những tin tức của công ty trên đài truyền hình”. Anh này còn nói thêm” đó thực sự đã là một đêm rất dài, và những người ở công ty đã ngủ mệt trong đêm buồn đó. Thực sự là tôi đã muốn đạp đổ một cái gì đó cho thỏa cơn giận dữ”.
Người công nhân khác phàn nàn: “Tôi không biết
Giám đốc của hãng, ông Koji Miyata phát biểu với báo giới |
Những người khác đã để lại tin nhắn, chia sẻ, cảm thông với những gì anh đã cống hiến cho công ty, và những gì anh nhận được. Hầu hết mọi người đều tỏ ra không hài lòng với những gì công ty đã làm với họ.
Bên cạnh sự cảm thông, nhiều người cũng cho rằng đây là một hồi chuông cảnh báo cho đội ngũ lãnh đạo, tuy nhiên, mọi người hãy bình tĩnh và cố gắng làm việc thật tốt để bảo vệ lấy những gì còn lại của công ty.
Giám đốc của Olympus - ông Koji Miyata, năm nay đã 70 tuổi, nói rằng thực sự ông không hề biết đến việc này trước đó, mà ông nghi ngờ là do ông Tsuyoshi Kikukawa - người mới từ chức chủ tịch hôm 26.10, cùng Phó Chủ tịch Hisashi Mori và kiểm toán nội bộ Hideo Yamada làm ra. Vị giám đốc này đã có 42 năm gắn bó với công ty Olympus và cha của ông đã từng làm việc ở đây 44 năm.
Vị giám đốc này tỏ ra vô can và không biết đã có những hành động ngang trái xảy ra trong công ty trong suốt một thời gian dài, khiến hãng công nghệ 92 tuổi gặp phải nhiều khó khăn lớn, ảnh hưởng đến uy tín và tương lai.
Những con số choáng váng
Chỉ trong vòng 1 tháng, Olympus đã bị cáo buộc rằng tài khoản của họ thâm hụt 1,3 tỷ USD bởi những cuộc sát nhập bất thường của công ty và các khoản thanh toán lớn không rõ nguồn gốc.
3 tuần sau, Olympus đã thú nhận những chi trả này là những chi trả khống và thực sự đây là những khoản tiền đã bị mất từ những năm 1990. Theo thông cáo của Olympus, hãng này chỉ phát hiện ra vụ gian dối khi hợp tác với một ủy ban thứ ba để điều tra về các giao dịch bất minh liên quan đến hợp đồng mua sắm thiết bị y tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2 tỉ USD hồi năm 2008. Trong gói chi trả này bao gồm khoản tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu USD cùng khoản tiền773 triệu USD cho 3 công ty trong nước - thực chất được sử dụng để che giấu thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khoản đầu tư vào 3 công ty trong nước đã hầu như bị xóa đi chỉ vài tháng sau khi hợp đồng kết thúc. Dù còn chần chừ chưa đưa ra những chi tiết cụ thể, nhưng sự việc sẽ sớm được các cơ quan điều tra làm sáng tỏ.
Cảnh sát Nhật Bản đã vào cuộc và tìm hiểu những vấn đề xung quanh công ty này, thậm chí băng đảng nổi tiếng của Nhật Bản với cái tên Yakuza còn được treo giải thưởng khoản tiền giá trị nếu như họ tìm ra bí mật của công ty.
Giờ đây, Olympus từ chối bình luận trực tiếp, họ nói rằng hãy trông chờ vào kết quả điều tra của nhà chức trách. Nếu sự việc được làm rõ, rất có thể cái tên Olympus sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường chứng khoán Tokyo và không biết số phận của 40,000 công nhân của hãng sẽ ra sao trong thời gian tới.
Hải Vân(ảnh Reuters)
Bình luận