Sau những tranh chấp với anh em song sinh nhà Winklevoss, Facebook lại đối mặt với một vụ kiện kỳ lạ đòi chia lại 50% cổ phần từ một nhà buôn gỗ. Một lần nữa, người thắng cuộc lại là Zuckerberg. Sau đây là quá trình mà ông chủ Facebook lật mặt kẻ có mưu đồ “đánh cắp mặt trăng” này.
Về phần mình, Zuckerberg phủ nhận yêu sách của Paul Ceglia đưa ra và cho rằng những bức thư mà thương nhân này sở hữu là giả mạo. Nhưng ở thời điểm đó, Zuckerberg chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể để bảo vệ mình. Cộng với việc nội dung những bức thư có vẻ khớp với cách hành xử nông nổi của một Zuckerberg 19 tuổi thuở ấy khiến những công ty hoạt động trong ngành luật, điển hình là DLA Piper, có phần tin vào câu chuyện của Paul Ceglia.
Sự thật đằng sau cái tên Paul Ceglia
Kể từ mùa thu năm ngoái, sau khi “đánh hơi” được những động thái đầu tiên từ Paul Ceglia, Mark Zuckerbeg đã có một kế hoạch đối phó rất bài bản.
Đầu tiên, ông chủ của Facebook thuê dịch vụ thám tử tư Kroll để điều tra về Ceglia. Kết quả, “thương nhân” tên Ceglia chính là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Tay này đã rao bán một cánh đồng trồng cam ở bang Florida mà hắn không hề sở hữu. Trên Ebay, Ceglia rao bán những lô đất (cũng ở Florida và cả New York) “có khả năng xây dựng công trình” trong khi thực tế chúng đều vô giá trị. Để hợp pháp hóa những bất động sản này, Ceglia đã giả mạo nhiều giấy tờ chứng minh sở hữu.
Tiếp theo, Facebook thuê người điều tra nhằm xác minh lại hòm thư điện tử mà Mark Zuckerberg đã sử dụng thời còn là sinh viên Harvard. Tổng cộng 175 email được gửi qua lại giữa Ceglia và Zuckerberg. Trong đó chẳng có email nào trùng khớp với nội dung mà Ceglia đưa ra. Thậm chí người ta còn phát hiện chẳng phải Zuckerberg là người bội nghĩa với Ceglia, mà chính tay này mới là kẻ quỵt tiền anh chàng sinh viên khốn khổ.
Cụ thể, Paul Ceglia từng hứa sẽ trả tiền cho Mark Zuckerberg nếu hoàn thành trang web StreetFax. Nhưng cuối cùng Ceglia thất hứa với cậu sinh viên Trường Harvard khi không chịu thanh toán nốt khoản tiền công 11.000 USD.
Sau cùng, với những kết luận từ các nhà ngôn ngữ học, loạt email mà Paul Ceglia đưa ra đều không thuyết phục. Mặc dù có vẻ giống với cá tính xốc nổi, nhưng về văn phong thì có những điểm không giống với cách viết của Mark Zuckerberg. Như vậy đã đủ kết luận về màn kịch của siêu lừa đảo ôm mộng “cướp trắng” một nửa Facebook.
Đoạn kết của một vụ kiện kỳ lạ
Trước những bằng chứng khá thuyết phục mà Facebook đưa ra, DLA Piper - hãng luật đỡ đầu cho Paul Ceglia - cũng phải đau đầu với trường hợp hi hữu này. Có thông tin cho rằng công ty luật này sẽ cố gắng rút đơn kiện, hướng đến một thỏa thuận giữa Paul Ceglia và Facebook nhằm vớt vát lại danh dự.
Nhưng đây là một hi vọng quá mong manh khi những chứng cứ đều cho thấy “khách hàng” của DLA Piper là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp và tham lam, chứ không phải một thương nhân đáng thương cần đòi lại công bằng. Đây chỉ là những điều tra đơn phương từ phía Facebook. Nếu chính quyền vào cuộc, Paul Ceglia có thể sẽ vào nhà đá bởi tội danh lừa đảo và giả mạo giấy tờ.
(theo TTO)
Tôi muốn một nửa Facebook!
Câu chuyện bắt đầu từ cuối năm 2010, khi Paul Ceglia - một thương nhân từ Wellsville (New York, Mỹ) - một mực cho rằng mình đã ký với Mark Zuckerberg một hợp đồng vào năm 2003. Theo đó, anh này đáng ra phải sở hữu đến 80% (và sau này “mặc cả” xuống còn 50%) cổ phần của Facebook. Sở hữu hàng tá bức thư điện tử qua lại giữa Zuckerberg, đến tháng 5-2011 Paul Ceglia quyết định mang chúng đi kiện nhằm đòi lại công bằng.
Paul Ceglia, người muốn nhận lại 50% cổ phần Facebook - Ảnh: ABCnews |
Về phần mình, Zuckerberg phủ nhận yêu sách của Paul Ceglia đưa ra và cho rằng những bức thư mà thương nhân này sở hữu là giả mạo. Nhưng ở thời điểm đó, Zuckerberg chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể để bảo vệ mình. Cộng với việc nội dung những bức thư có vẻ khớp với cách hành xử nông nổi của một Zuckerberg 19 tuổi thuở ấy khiến những công ty hoạt động trong ngành luật, điển hình là DLA Piper, có phần tin vào câu chuyện của Paul Ceglia.
Sự thật đằng sau cái tên Paul Ceglia
Kể từ mùa thu năm ngoái, sau khi “đánh hơi” được những động thái đầu tiên từ Paul Ceglia, Mark Zuckerbeg đã có một kế hoạch đối phó rất bài bản.
Đoạn email giả mạo cho thấy Zuckerberg đã hứa chia đến 80% giá trị Facebook cho Paul Ceglia - Ảnh: Daily Mail |
Đầu tiên, ông chủ của Facebook thuê dịch vụ thám tử tư Kroll để điều tra về Ceglia. Kết quả, “thương nhân” tên Ceglia chính là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Tay này đã rao bán một cánh đồng trồng cam ở bang Florida mà hắn không hề sở hữu. Trên Ebay, Ceglia rao bán những lô đất (cũng ở Florida và cả New York) “có khả năng xây dựng công trình” trong khi thực tế chúng đều vô giá trị. Để hợp pháp hóa những bất động sản này, Ceglia đã giả mạo nhiều giấy tờ chứng minh sở hữu.
Tiếp theo, Facebook thuê người điều tra nhằm xác minh lại hòm thư điện tử mà Mark Zuckerberg đã sử dụng thời còn là sinh viên Harvard. Tổng cộng 175 email được gửi qua lại giữa Ceglia và Zuckerberg. Trong đó chẳng có email nào trùng khớp với nội dung mà Ceglia đưa ra. Thậm chí người ta còn phát hiện chẳng phải Zuckerberg là người bội nghĩa với Ceglia, mà chính tay này mới là kẻ quỵt tiền anh chàng sinh viên khốn khổ.
Cụ thể, Paul Ceglia từng hứa sẽ trả tiền cho Mark Zuckerberg nếu hoàn thành trang web StreetFax. Nhưng cuối cùng Ceglia thất hứa với cậu sinh viên Trường Harvard khi không chịu thanh toán nốt khoản tiền công 11.000 USD.
Sau cùng, với những kết luận từ các nhà ngôn ngữ học, loạt email mà Paul Ceglia đưa ra đều không thuyết phục. Mặc dù có vẻ giống với cá tính xốc nổi, nhưng về văn phong thì có những điểm không giống với cách viết của Mark Zuckerberg. Như vậy đã đủ kết luận về màn kịch của siêu lừa đảo ôm mộng “cướp trắng” một nửa Facebook.
Đoạn kết của một vụ kiện kỳ lạ
Trước những bằng chứng khá thuyết phục mà Facebook đưa ra, DLA Piper - hãng luật đỡ đầu cho Paul Ceglia - cũng phải đau đầu với trường hợp hi hữu này. Có thông tin cho rằng công ty luật này sẽ cố gắng rút đơn kiện, hướng đến một thỏa thuận giữa Paul Ceglia và Facebook nhằm vớt vát lại danh dự.
Nhưng đây là một hi vọng quá mong manh khi những chứng cứ đều cho thấy “khách hàng” của DLA Piper là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp và tham lam, chứ không phải một thương nhân đáng thương cần đòi lại công bằng. Đây chỉ là những điều tra đơn phương từ phía Facebook. Nếu chính quyền vào cuộc, Paul Ceglia có thể sẽ vào nhà đá bởi tội danh lừa đảo và giả mạo giấy tờ.
(theo TTO)
Bình luận