Theo bài bình luận đăng tải trên Current History số tháng 9, giáo sư Yang Xiang Feng tới từ Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế khẳng định với sự phụ thuộc lẫn nhau vào kinh tế ngày càng gia tăng giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc lầm tưởng đặt mình ngang bằng với Mỹ.
Điều đó mang lại cho giới chóp bu ở Bắc Kinh niềm tin rằng họ có thể đạt được thỏa thuận với thế cửa trên so với Washington.
"Theo phân tích lối mòn của Trung Quốc, thương mại và đầu tư 2 chiều trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm là sợi dây kết nối liên kết giữa 2 nước. Đây là mối quan hệ ràng buộc giữa 2 quốc gia có nền văn hóa và hệ thống chính trị khác nhau, cũng giống như cặp vợ chồng cãi nhau nhưng không thể ly hôn", ông Yang phân tích.
Một cuộc "đoạn tuyệt" sẽ khiến Mỹ phải ngấm đòn nhưng vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang bị "tổn thương" hơn.
Theo ông Yang, chính lối phân tích này khiến Trung Quốc phạm sai lầm vì tin rằng Mỹ sẽ không thể duy trì lâu dài chính sách mơ hồ của họ và Washington cũng sẽ sớm ngán ngẩm sự gián đoạn trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này.
"Nhiều quan chức và nhà phân tích Trung Quốc có khi còn chưa từng nghĩ tới việc bùng nổ chiến tranh thương mại chứ đừng nói tới việc chuẩn bị cho nó. Họ cũng không thể ngờ đến rằng chiến tranh thương mại sẽ biến thành cuộc chiến về công nghệ hay chiến tranh tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc trừ khi Bắc Kinh nhận ra rằng họ không thể đặt mình ngang hàng với Mỹ, 2 bên sẽ khó tiến tới một thỏa thuận", chuyên gia này phân tích.
Dù vậy, ông Yang tin rằng thương chiến là cuộc chiến 2 bên cùng thua vì nó làm hỏng mối quan hệ giữa 2 nước, đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.
Ông cũng bày tỏ bi quan về tương lại mối quan hệ này khi cả khi 2 bên đạt được thỏa thuận.
"Bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ chỉ là một lệnh ngừng bắn tạm thời trong một cuộc chiến kinh tế kéo dài", ông nói thêm.
Bình luận