Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã về thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - quê hương của Hải đội hùng binh Hoàng Sa.
Ngày 22/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã về thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - quê hương của Hải đội hùng binh Hoàng Sa, để thăm hỏi tình hình phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của huyện đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi.
Tại Âm linh tự và Mộ lính đội Hoàng Sa - di tích lịch sử quốc gia, từng hồi chiêng trống hùng thiêng đã được các cụ cao niên của xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, mặc lễ phục truyền thống, cử hành rộn rã, đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tưởng niệm.
Thắp nén tâm nhang tại nơi lưu dấu chứng tích hào hùng một thuở của những người con đất Việt, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác thành kính tưởng niệm công lao của những thủy binh hải đội Hoàng Sa quả cảm đã không quản gian khổ, hy sinh, vượt ngàn dặm biển khơi, đặt dấu mốc chủ quyền đất nước, khẳng định chân lý Hoàng Sa là cương thổ không thể tách rời của nước Việt Nam.
Chủ tịch nước ân cần thăm hỏi và căn dặn những hậu duệ của các cai cơ, binh phu thời ấy, ngày nay càng cần làm rạng danh tổ tiên, dòng họ, bằng những hoạt động thiết thực: bám biển vươn khơi, bảo tồn và giới thiệu lịch sử quê hương, chăm lo đời sống tinh thần của người dân huyện đảo.
Chủ tịch nước cũng đã thăm và khảo sát hoạt động của đơn vị ra-đa tầm xa thuộc lực lượng trinh sát kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam; tặng quà 20 hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn trên đảo; thăm mô hình chuyên canh cây đậu kết hợp hệ thống phun tưới dưỡng của nông dân xã An Hải, Lý Sơn.
Tại Nhà văn hóa thôn Đông, xã An Hải, Chủ tịch nước đã nghe lãnh đạo xã báo cáo tình hình kinh tế xã hội. Là một trong ba xã trọng điểm về kinh tế biển của huyện đảo Lý Sơn, hiện An Hải có gần 8.000 dân, trong đó 60% dân số sống bằng nghề cá, sở hữu đội tàu hơn 100 chiếc, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt 17.000 tấn hải sản các loại.
Những năm qua, ngư dân An Hải, Lý Sơn đã kiên trì ra khơi bám biển, đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Ngoài khó khăn do thiên tai, hoạt động khai thác hải sản của người dân gặp trở ngại thường xuyên bị tàu nước ngoài xua đuổi, đập phá ngư cụ.
Cũng trong năm qua, thu nhập của người dân đảo Lý Sơn sụt giảm, do vụ trồng tỏi gần như mất trắng. Trong hoàn cảnh khó khăn cả trên đất liền lẫn mặt biển, người dân Lý Sơn càng cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương.
Xúc động được gặp Chủ tịch nước, đại diện các hộ ngư dân bày tỏ mong muốn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần được trao đổi với người dân nhiều hơn để có điều chỉnh sát hợp, phát huy hiệu quả thực tế. Cụ thể trong các lĩnh vực: đóng tàu bè, bảo vệ môi trường, trùng tu di tích...
Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi lần thứ hai trong nhiệm kỳ công tác được trở lại huyện đảo Lý Sơn và chứng kiến những đổi thay nhiều mặt của huyện đảo. Chủ tịch nước đánh giá cao chính quyền, người dân và lực lượng vũ trang đã chăm lo đời sống người dân, nâng cấp hạ tầng điện đường, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện tàu bè ra vào tấp nập.
Nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của Lý Sơn, Chủ tịch nước đề nghị chính quyền tỉnh, huyện làm tốt công tác quy hoạch, hướng tới tầm phát triển nhìn xa trông rộng; giúp Lý Sơn trong tương lai không chỉ giàu mà còn đẹp. Để phòng chống biến đổi khí hậu, huyện đảo Lý Sơn cần lựa chọn cây trồng phù hợp, để bảo vệ môi trường. Ghi nhận những kiến nghị chính đáng của bà con về hỗ trợ phương tiện, ngư cụ, Chủ tịch nước đề nghị các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ giúp bà con yên tâm bám biển.
Thăm Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, Chủ tịch nước đã đánh giá cao những chuyển biến về công nghệ, doanh thu, xây dựng vùng nguyên liệu của đơn vị. Thực hiện thành công tiến trình cổ phần hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, công ty đã giải quyết hài hòa lợi ích của người trồng nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến, thực hiện đồng bộ các chương trình cơ giới hóa, hóa học hóa và sinh hóa, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh; trở thành đơn vị dẫn đầu ngành mía đường về quy mô cơ giới hóa vùng nguyên liệu mía.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo công ty chia sẻ kinh nghiệm cổ phần với các nhà máy đường trong toàn quốc, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Chủ tịch nước đã nghe báo cáo về kết quả phát triển kinh tế biển đảo thời gian qua và tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2016.
Những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo đạt được một số kết quả: đến nay đã có 129 dự án đầu tư được cấp phép vào khu Kinh tế Dung Quất với số vốn khoảng 11 tỷ USD, 76 dự án đi vào sản xuất. Các đô thị ven biển: Quảng Ngãi, Đức Phổ, Vạn Tường, huyện đảo Lý Sơn có nhiều đổi thay tích cực.
Toàn tỉnh có 5.480 tàu với tổng công suất 934.000 CV, trong đó có hơn 1.870 tàu có công suất 90 CV trở lên. Đến nay, Quảng Ngãi đã kiện toàn 10 nghiệp đoàn nghề cá với 6.000 đoàn viên và 307 tổ đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển.
Năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 167.540 tấn, giải quyết việc làm cho hơn 4 vạn lao động trực tiếp trên biển, diện tích nuôi trồng gần 1.300 ha, sản lượng 5.800 tấn. Trong dịp Tết Nguyên đán, Quảng Ngãi đã tặng quà của Chủ tịch nước cho 63.000 người có công với cách mạng, kịp thời phân bổ 1.200 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ cho những hộ thiếu đói.
Chủ tịch nước hoan nghênh những kiến nghị của lãnh đạo tỉnh nhằm tạo bước chuyển biến đưa kinh tế biển của Quảng Ngãi phát triển. Chủ tịch nước lưu ý, quy mô kinh tế biển của tỉnh hiện vẫn còn nhỏ, cơ cấu thiếu đồng bộ; phương tiện thiết bị kỹ thuật của lực lượng quản lý bảo vệ biển chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển thủy sản còn chậm, đời sống người dân vùng biển còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Bởi vậy, Quảng Ngãi cần tìm những hướng đột phá đúng đắn, kiên trì thực hiện các dự án lớn: lọc dầu, hạ tầng khu công nghiệp, mía đường, du lịch... để tăng thêm năng suất chất lượng, góp phần tăng trưởng GDP.
Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất; kiểm kê từng lĩnh vực có lợi thế, chuyển dịch những sản phẩm không còn tính cạnh tranh để dồn sức cho yêu cầu hội nhập hiện hữu. Đối với các lĩnh vực tư nhân, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp cùng tham gia.
Đề nghị Quảng Ngãi tập trung thực hiện ngay Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh một bộ phận đồng bào miền núi, đặc biệt vùng quê hương giàu truyền thống cách mạng còn vất vả, do vậy tỉnh cần chú trọng làm tốt các dự án hỗ trợ, giúp người dân có thêm sinh kế để vươn lên.
Với mong muốn xây dựng Lý Sơn giàu về kinh tế, vững về quốc phòng an ninh, Chủ tịch nước nhấn mạnh tỉnh tiếp tục quan tâm, chú trọng yêu cầu quy hoạch bền vững, tập trung đầu tư công trình trọng điểm, giúp huyện đảo giàu mạnh, trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn, xứng tầm vị thế tiền tiêu của Tổ quốc.
Nguồn: Vietnamplus
Ngày 22/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã về thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - quê hương của Hải đội hùng binh Hoàng Sa, để thăm hỏi tình hình phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của huyện đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi.
Tại Âm linh tự và Mộ lính đội Hoàng Sa - di tích lịch sử quốc gia, từng hồi chiêng trống hùng thiêng đã được các cụ cao niên của xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, mặc lễ phục truyền thống, cử hành rộn rã, đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tưởng niệm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dâng hương và tặng quà cho Khu di tích Âm Linh tự, mộ lính đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) |
Chủ tịch nước ân cần thăm hỏi và căn dặn những hậu duệ của các cai cơ, binh phu thời ấy, ngày nay càng cần làm rạng danh tổ tiên, dòng họ, bằng những hoạt động thiết thực: bám biển vươn khơi, bảo tồn và giới thiệu lịch sử quê hương, chăm lo đời sống tinh thần của người dân huyện đảo.
Chủ tịch nước cũng đã thăm và khảo sát hoạt động của đơn vị ra-đa tầm xa thuộc lực lượng trinh sát kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam; tặng quà 20 hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn trên đảo; thăm mô hình chuyên canh cây đậu kết hợp hệ thống phun tưới dưỡng của nông dân xã An Hải, Lý Sơn.
Tại Nhà văn hóa thôn Đông, xã An Hải, Chủ tịch nước đã nghe lãnh đạo xã báo cáo tình hình kinh tế xã hội. Là một trong ba xã trọng điểm về kinh tế biển của huyện đảo Lý Sơn, hiện An Hải có gần 8.000 dân, trong đó 60% dân số sống bằng nghề cá, sở hữu đội tàu hơn 100 chiếc, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt 17.000 tấn hải sản các loại.
Những năm qua, ngư dân An Hải, Lý Sơn đã kiên trì ra khơi bám biển, đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Ngoài khó khăn do thiên tai, hoạt động khai thác hải sản của người dân gặp trở ngại thường xuyên bị tàu nước ngoài xua đuổi, đập phá ngư cụ.
Cũng trong năm qua, thu nhập của người dân đảo Lý Sơn sụt giảm, do vụ trồng tỏi gần như mất trắng. Trong hoàn cảnh khó khăn cả trên đất liền lẫn mặt biển, người dân Lý Sơn càng cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương.
Xúc động được gặp Chủ tịch nước, đại diện các hộ ngư dân bày tỏ mong muốn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần được trao đổi với người dân nhiều hơn để có điều chỉnh sát hợp, phát huy hiệu quả thực tế. Cụ thể trong các lĩnh vực: đóng tàu bè, bảo vệ môi trường, trùng tu di tích...
Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi lần thứ hai trong nhiệm kỳ công tác được trở lại huyện đảo Lý Sơn và chứng kiến những đổi thay nhiều mặt của huyện đảo. Chủ tịch nước đánh giá cao chính quyền, người dân và lực lượng vũ trang đã chăm lo đời sống người dân, nâng cấp hạ tầng điện đường, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện tàu bè ra vào tấp nập.
Nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của Lý Sơn, Chủ tịch nước đề nghị chính quyền tỉnh, huyện làm tốt công tác quy hoạch, hướng tới tầm phát triển nhìn xa trông rộng; giúp Lý Sơn trong tương lai không chỉ giàu mà còn đẹp. Để phòng chống biến đổi khí hậu, huyện đảo Lý Sơn cần lựa chọn cây trồng phù hợp, để bảo vệ môi trường. Ghi nhận những kiến nghị chính đáng của bà con về hỗ trợ phương tiện, ngư cụ, Chủ tịch nước đề nghị các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ giúp bà con yên tâm bám biển.
Thăm Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, Chủ tịch nước đã đánh giá cao những chuyển biến về công nghệ, doanh thu, xây dựng vùng nguyên liệu của đơn vị. Thực hiện thành công tiến trình cổ phần hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, công ty đã giải quyết hài hòa lợi ích của người trồng nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến, thực hiện đồng bộ các chương trình cơ giới hóa, hóa học hóa và sinh hóa, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh; trở thành đơn vị dẫn đầu ngành mía đường về quy mô cơ giới hóa vùng nguyên liệu mía.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo công ty chia sẻ kinh nghiệm cổ phần với các nhà máy đường trong toàn quốc, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Chủ tịch nước đã nghe báo cáo về kết quả phát triển kinh tế biển đảo thời gian qua và tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2016.
Những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo đạt được một số kết quả: đến nay đã có 129 dự án đầu tư được cấp phép vào khu Kinh tế Dung Quất với số vốn khoảng 11 tỷ USD, 76 dự án đi vào sản xuất. Các đô thị ven biển: Quảng Ngãi, Đức Phổ, Vạn Tường, huyện đảo Lý Sơn có nhiều đổi thay tích cực.
Toàn tỉnh có 5.480 tàu với tổng công suất 934.000 CV, trong đó có hơn 1.870 tàu có công suất 90 CV trở lên. Đến nay, Quảng Ngãi đã kiện toàn 10 nghiệp đoàn nghề cá với 6.000 đoàn viên và 307 tổ đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển.
Năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 167.540 tấn, giải quyết việc làm cho hơn 4 vạn lao động trực tiếp trên biển, diện tích nuôi trồng gần 1.300 ha, sản lượng 5.800 tấn. Trong dịp Tết Nguyên đán, Quảng Ngãi đã tặng quà của Chủ tịch nước cho 63.000 người có công với cách mạng, kịp thời phân bổ 1.200 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ cho những hộ thiếu đói.
Chủ tịch nước hoan nghênh những kiến nghị của lãnh đạo tỉnh nhằm tạo bước chuyển biến đưa kinh tế biển của Quảng Ngãi phát triển. Chủ tịch nước lưu ý, quy mô kinh tế biển của tỉnh hiện vẫn còn nhỏ, cơ cấu thiếu đồng bộ; phương tiện thiết bị kỹ thuật của lực lượng quản lý bảo vệ biển chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển thủy sản còn chậm, đời sống người dân vùng biển còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Bởi vậy, Quảng Ngãi cần tìm những hướng đột phá đúng đắn, kiên trì thực hiện các dự án lớn: lọc dầu, hạ tầng khu công nghiệp, mía đường, du lịch... để tăng thêm năng suất chất lượng, góp phần tăng trưởng GDP.
Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất; kiểm kê từng lĩnh vực có lợi thế, chuyển dịch những sản phẩm không còn tính cạnh tranh để dồn sức cho yêu cầu hội nhập hiện hữu. Đối với các lĩnh vực tư nhân, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp cùng tham gia.
Đề nghị Quảng Ngãi tập trung thực hiện ngay Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh một bộ phận đồng bào miền núi, đặc biệt vùng quê hương giàu truyền thống cách mạng còn vất vả, do vậy tỉnh cần chú trọng làm tốt các dự án hỗ trợ, giúp người dân có thêm sinh kế để vươn lên.
Với mong muốn xây dựng Lý Sơn giàu về kinh tế, vững về quốc phòng an ninh, Chủ tịch nước nhấn mạnh tỉnh tiếp tục quan tâm, chú trọng yêu cầu quy hoạch bền vững, tập trung đầu tư công trình trọng điểm, giúp huyện đảo giàu mạnh, trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn, xứng tầm vị thế tiền tiêu của Tổ quốc.
Video: Chủ tịch nước chơi ném còn với người dân Tây Bắc
Nguồn: Vietnamplus
Bình luận