• Zalo

Băng tan tiết lộ sự thật khủng khiếp trên đỉnh Everest

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 20/06/2018 15:43:00 +07:00Google News

Hành động vô ý thức của nhiều nhà leo núi biến đỉnh Everest trở thành nóc nhà kiêm bãi rác cao nhất thế giới.

"Trông thật đáng sợ, Ngọn núi đang trở thành nơi chứa hàng tấn chất thải", Pemba Dorje Sherpa, người từng 18 lần chinh phục đỉnh Everest chia sẻ. 

Đống rác khổng lồ này là kết quả mà các nhà leo núi để lại, sau những lần đặt chân tới nóc nhà thế giới. Lều bạt, thiết bị leo núi, bình gas và thậm chí là cả chất thải nằm la liệt trên khắp các cung đường dẫn lên đỉnh núi cao hơn 8.000 m. 

e0475651c610388fd545d84b0e35b54b38ad375cc4d3d1a961466184cb9934b4_3919157 4

Đỉnh Everest trở thành bãi rác cao nhất thế giới vì sự vô ý thức của các du khách. (Ảnh: Sky News) 

Hiện trạng khủng khiếp này chỉ thực sự được bóc trần sau khi các dòng sông băng tan chảy do sự nóng lên của trái đất, làm lộ ra núi rác được tích tụ trong suốt 65 năm qua, kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục thành công đỉnh núi này. 

Những nhà leo núi lâu năm cho rằng, việc ngày càng nhiều du khách chọn đỉnh núi cao 8.848 m làm thử thách để chinh phục dù thiếu kỹ năng và kinh nghiệm đang là một trong những lý do khiến vấn đề môi trường ở đây  trở nên nghiêm trọng. 

Theo thống kê, tính cho tới tháng 6/2018, số người đăng ký leo Everest lên tới con số 600. 

Trước tình trạng đáng báo động này, Nepal và Tây Tạng đang nỗ lực tìm cách làm sạch Himalaya. 

Video: Nhà leo núi nổi tiếng bỏ mạng trên đường chinh phục Everest

Cách đây 5 năm, Nepal đặt ra quy định với các nhóm leo núi về việc họ buộc phải đặt cọc 4.000 USD trước khi leo Everest. Số tiền này sẽ được hoàn lại nếu các nhóm mang xuống được chân núi 8 kg rác. 

Trong khi đó, nếu leo từ Tây Tạng, các du khách cũng phải chấp hành yêu cầu tương tự và sẽ bị phạt 100 USD/kg rác thải nếu không luân thủ quy định. 

Nhờ vào cách làm này, Nepal trong năm 2017 thu gom được tới hơn 40 tấn rác thải. Dù vậy, mối lo vẫn còn đó khi mà Everest ngày càng thu hút nhiều hơn lượng khách tới chinh phục và nhiều nhà leo núi lắm tiền nhiều của vẫn sẵn sàng vứt bỏ số tiền cọc 4.000 USD. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn