Chiều 4/12 tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), xe chở bia Tiger do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết đổ xuống đường, không những không cứu giúp, hàng trăm người vây quanh để "hôi của" bất chấp sự van xin của tài xế. Điều này đang khiến dư luận phẫn nộ về hành vi mất nhân tính, man rợ.
Trước đó, dư luận cũng từng lên án về việc “hôi của” xảy ra ngày 16/10, khi ông Chính (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), giám đốc một công ty xây dựng đi đến giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần (phường 6, quận 3) đứng chờ đèn đỏ thì bị 4 thanh niên đi 2 xe vượt lên kẹp ông ở giữa.
Theo bạn, vì sao người dân 'hôi của'?
|
Trong lúc hỗn loạn, một số người đi đường đã tranh thủ nhặt những tờ tiền bay xuống đường giúp ông, nhưng ông Chính chỉ thu lại được 30,5 triệu đồng, còn lại đã bị "hôi" mất.
Những kẻ hôi của phải bị trừng trị thích đáng. Ảnh chụp hiện trường từ video camera giao thông |
VTC News phỏng vấn luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
- Ông suy nghĩ thế nào về hành vi “hôi của” của người dân trong tình huống trên?
Tôi cho rằng những hành động “hôi của” của người dân trong hai tình huống trên là trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, thể hiện sự thiếu ý thức cộng đồng của những người này.
Những hành động này cần phải được lên án mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải phê phán kịch liệt những hành vi đi ngược lại truyền thống, đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam và lối cư xử không có văn hóa trong xã hội văn minh như vậy.
- Người Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn, vì sao hành vi này vẫn xảy ra?
Nguyên nhân lý giải hành động này là do sự tha hóa của một số người dân với lối sống ích kỷ, thực dụng trong xã hội hiện đại. Những người chỉ nghĩ đến bản thân mà không vì cộng đồng, không vì lợi ích của người khác và thể hiện sự tham lam vô độ của họ.
Hiện trường còn lại sau vụ hôi của. |
- Hành vi "hôi của" như trên có phạm vào tội danh nào được pháp luật hiện hành quy định không, thưa ông?
Ở trường hợp ông Chính (ngụ quận Phú Nhuận) bị 4 thanh niên đi 2 xe vượt lên kẹp ông ở giữa và móc tiền trong túi quần ông thì rõ ràng là hành vi cướp tài sản có tổ chức.
Nhưng hành vi của những người dân “hôi của” trong cả hai sự việc pháp lý trên không phải là hành vi cướp tài sản mà là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Vậy hành vi "hôi của", phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như trên sẽ bị xử lý thế nào? Cơ quan điều tra cần vào cuộc theo trình tự tố tụng nào để bảo vệ người bị hại?
Những hành vi công nhiên chiếm đoạt tài của những người dân “hôi của” sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định tại điều 137 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Nếu số tiền bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.”
Nếu khởi tố hình sự thì cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án và xử lý theo trình tự quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Theo bạn, vì sao người dân 'hôi của'?
|
Độc giả đã từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của những vụ 'hôi của' mất nhân tính? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở ô thảo luận bên dưới để góp phần cùng xã hội lên tiếng ngăn chặn hành vi đáng lên án này.
Trà Mi (thực hiện)
Bình luận