(VTC News) - Các chuyên gia marketing thể thao dự đoán, nếu đồng ý bán tên sân vận động huyền thoại Old Trafford, ManU có thể thu về khoản thu khổng lồ, khoảng 1 tỷ USD.
Một trong những câu lạc bộ bóng đá được hâm mộ nhất thế giới vừa đón nhận tin không vui từ Wall Street về phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán New York.
Theo đó, Quỷ đỏ chỉ đạt mức 14 USD/cổ phiếu, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu của ban điều hành câu lạc bộ (16-20 USD/cổ phiếu).
Như vậy, MU chỉ thu về 233 triệu USD - con số khiến gia đình Glazer - những người đang kiểm soát 98% cổ phiếu có thể giúp họ bỏ phiếu cho những vấn đề liên quan tới chính sách điều hành câu lạc bộ và thành phần ban điều hành - không hề hài lòng. Nhưng nhà Glazer có một lựa chọn khác, dễ dàng hơn nhiều, nếu họ muốn kiếm thêm nhiều tiền: bán tên sân vận động Old Trafford cho một nhà tài trợ nào đó.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Manchester United, cùng với Liverpool, đã kiên quyết khẳng định, họ không bao giờ đổi tên sân vận động bởi làm thế chẳng khác nào bán đi di sản câu lạc bộ và phản bội tình yêu của các cổ động viên trung thành.
Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền quảng cáo thương hiệu trên tên sân vận động Old Trafford cũng không phải đảm bảo vàng cho lợi nhuận và giá trị cổ phiếu tăng cao của MU. Theo tính toán của các chuyên gia marketing thể thao, giá trị bản hợp đồng đặt tên mới cho Old Trafford kéo dài 20 năm có thể giúp ManU thu về khoản tiền 1 tỷ USD, cụ thể là 50 triệu USD/năm.
Hiện nay, Manchester United là thương hiệu giá trị nhất thế giới trong lĩnh vực bóng đá, với hơn 300 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
Tháng trước, họ cũng ký bản hợp đồng tài trợ áo đấu kỷ lục với hãng Chevrolet - một trong những thương hiệu ô tô danh tiếng của General Motors - trong thời hạn 7 năm, trị giá 559 triệu USD.
Một trong những câu lạc bộ bóng đá được hâm mộ nhất thế giới vừa đón nhận tin không vui từ Wall Street về phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán New York.
Theo đó, Quỷ đỏ chỉ đạt mức 14 USD/cổ phiếu, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu của ban điều hành câu lạc bộ (16-20 USD/cổ phiếu).
Sân vận động huyền thoại Old Trafford được fan gọi bằng cái tên "Nhà hát của những giấc mơ". |
Như vậy, MU chỉ thu về 233 triệu USD - con số khiến gia đình Glazer - những người đang kiểm soát 98% cổ phiếu có thể giúp họ bỏ phiếu cho những vấn đề liên quan tới chính sách điều hành câu lạc bộ và thành phần ban điều hành - không hề hài lòng. Nhưng nhà Glazer có một lựa chọn khác, dễ dàng hơn nhiều, nếu họ muốn kiếm thêm nhiều tiền: bán tên sân vận động Old Trafford cho một nhà tài trợ nào đó.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Manchester United, cùng với Liverpool, đã kiên quyết khẳng định, họ không bao giờ đổi tên sân vận động bởi làm thế chẳng khác nào bán đi di sản câu lạc bộ và phản bội tình yêu của các cổ động viên trung thành.
Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền quảng cáo thương hiệu trên tên sân vận động Old Trafford cũng không phải đảm bảo vàng cho lợi nhuận và giá trị cổ phiếu tăng cao của MU. Theo tính toán của các chuyên gia marketing thể thao, giá trị bản hợp đồng đặt tên mới cho Old Trafford kéo dài 20 năm có thể giúp ManU thu về khoản tiền 1 tỷ USD, cụ thể là 50 triệu USD/năm.
Hiện nay, Manchester United là thương hiệu giá trị nhất thế giới trong lĩnh vực bóng đá, với hơn 300 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
Tháng trước, họ cũng ký bản hợp đồng tài trợ áo đấu kỷ lục với hãng Chevrolet - một trong những thương hiệu ô tô danh tiếng của General Motors - trong thời hạn 7 năm, trị giá 559 triệu USD.
Ở Mỹ, ngoại trừ hai sân bóng chày nổi tiếng Yankees của MLB và Dallas Cowboys của NFL, nhiều câu lạc bộ thể thao lớn khác đã hoàn tất các đợt bán quyền đặt tên sân.
Năm ngoái, hai cậu lạc bộ Giants và Jets của New York đã đồng ý bán tên sân vận động mà họ cùng sở hữu cho công ty bảo hiểm MetLife để thu về khoản lợi nhuận trung bình 17 triệu USD/năm. Hợp đồng kéo dài trong 25 năm.
Thương vụ trị giá nhất cho tới thời điểm này là vụ Farmers Insunrance Group mua lại quyền đặt tên cho một sân vận động đang trong kế hoạch xây dựng ở Los Angeles với giá 600 triệu USD, trong thời hạn 30 năm.
So với các câu lạc bộ thể thao ở Mỹ, Manchester United có nhiều áp lực phải tăng lợi nhuận hơn bởi họ không có những quy định như hạn chế mức lương cao nhất mà một cầu thủ có thể nhận được hay các khoản thuế lương nhằm kiểm soát thu nhập cầu thủ.
Tại giải Ngoại hạng Anh, đối thủ Arsenal của MU cũng đã đặt bút kí vào hợp đồng chuyển tên sân (từ Highbury sang Emirates) cho hãng hàng không Emirates vào năm 2006 với trị giá 100 triệu bảng Anh trong 15 năm. Manchester City bán quyền đặt tên sân cho một hãng hàng không khác là Etihad vào năm 2011 với giá 400 triệu USD trong vòng 10 năm.
Bản thân Liverpool, mặc dù đã thể hiện tinh thần sắt đá trong việc gìn giữ tên sân Anfield, vẫn cho biết, họ có thể thay đổi quyết định này trong tương lai.
Hôm thứ 5 vừa qua, chủ sở hữu Liverpool, John Henry, tiết lộ, câu lạc bộ có thể đồng ý bán quyền đặt tên sân nếu tìm được đối tác phù hợp, tất nhiên đây không phải một lựa chọn bắt buộc với Liverpool.
Bán quyền đặt tên sân Old Trafford có thể thực sự khiến fan Manchester United giận dữ và thất vọng. Nhưng nó lại khiến các cổ đông của đội bóng mỉm cười hài lòng.
Huyền Trang(theo Forbes)
Năm ngoái, hai cậu lạc bộ Giants và Jets của New York đã đồng ý bán tên sân vận động mà họ cùng sở hữu cho công ty bảo hiểm MetLife để thu về khoản lợi nhuận trung bình 17 triệu USD/năm. Hợp đồng kéo dài trong 25 năm.
Thương vụ trị giá nhất cho tới thời điểm này là vụ Farmers Insunrance Group mua lại quyền đặt tên cho một sân vận động đang trong kế hoạch xây dựng ở Los Angeles với giá 600 triệu USD, trong thời hạn 30 năm.
So với các câu lạc bộ thể thao ở Mỹ, Manchester United có nhiều áp lực phải tăng lợi nhuận hơn bởi họ không có những quy định như hạn chế mức lương cao nhất mà một cầu thủ có thể nhận được hay các khoản thuế lương nhằm kiểm soát thu nhập cầu thủ.
Tại giải Ngoại hạng Anh, đối thủ Arsenal của MU cũng đã đặt bút kí vào hợp đồng chuyển tên sân (từ Highbury sang Emirates) cho hãng hàng không Emirates vào năm 2006 với trị giá 100 triệu bảng Anh trong 15 năm. Manchester City bán quyền đặt tên sân cho một hãng hàng không khác là Etihad vào năm 2011 với giá 400 triệu USD trong vòng 10 năm.
Bản thân Liverpool, mặc dù đã thể hiện tinh thần sắt đá trong việc gìn giữ tên sân Anfield, vẫn cho biết, họ có thể thay đổi quyết định này trong tương lai.
Hôm thứ 5 vừa qua, chủ sở hữu Liverpool, John Henry, tiết lộ, câu lạc bộ có thể đồng ý bán quyền đặt tên sân nếu tìm được đối tác phù hợp, tất nhiên đây không phải một lựa chọn bắt buộc với Liverpool.
Bán quyền đặt tên sân Old Trafford có thể thực sự khiến fan Manchester United giận dữ và thất vọng. Nhưng nó lại khiến các cổ đông của đội bóng mỉm cười hài lòng.
Huyền Trang(theo Forbes)
Bình luận