Mắt thần E-2C của không quân Mỹ siêu đẳng đến mức nào?

Thế giớiThứ Sáu, 07/05/2010 08:42:00 +07:00

(VTC News) - E-2C dùng để kiểm soát không gian trong phạm vi khu vực 300km, tìm kiếm và phân loại các mục tiêu cũng như dẫn đường cho các loại máy bay.

(VTC News) - Vào cuối những năm 50, công ty Grumman đã thiết kế máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới với động cơ cánh quạt tuabin và hệ thống radar phát hiện xử lý thông tin dẫn đường và chỉ huy trên khoang đa năng.

Cỗ máy thử nghiệm thế hệ mới có mật danh là E-2 “Hokai” hay còn gọi là “Mắt Diều hâu”, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/1960. Năm 1964, nhà sản xuất đã tiến hành thử nghiệm các hệ thống trên khoang và đưa máy bay vào trang bị.

Tham gia thử nghiệm tác chiến vào năm 1971, "Mắt Diều hâu" được nâng cấp lên thành phiên bản máy bay E-2C với động cơ công suất lớn hơn và các thiết bị radar cải tiến. E-2C là loại máy bay cảnh báo sớm chủ lực của Mỹ, một trong những loại máy bay cảnh báo sớm hiệu quả nhất trên thế giới, có thể so sánh được với mắt thần siêu đẳng A-50 của không quân Nga.




E-2C dùng để kiểm soát không gian trong phạm vi khu vực 300km, tìm kiếm và phân loại các mục tiêu cũng như dẫn đường cho các loại máy bay tiêm kích đánh chặn. Theo tuyên bố của nhà sản xuất, E-2C có khả năng chỉ huy 3 phi đội máy bay tiêm kích đánh chặn, trạm radar, có thể phát hiện và theo dõi đồng thời đến 300 mục tiêu. Cự ly phát hiện mục tiêu phụ thuộc vào kích thước của mục tiêu và các điều kiện ngoại cảnh trong khoảng từ 270 đến 740km.

E-2C được thiết kế theo sơ đồ thông thường, là loại máy bay cánh đơn 2 động cơ, thân được làm từ hợp kim nhôm. Phi hành đoàn gồm 5 người, trong đó có 2 phi công ngồi ở cabin phía trước, 3 trắc thủ điều khiển các hệ thống bố trí ngồi ở khoang thân (trắc thủ thứ nhất có nhiệm vụ bảo đảm hoạt động của tất cả các trạm thông tin, trắc thủ thứ hai có nhiệm vụ chỉ huy các máy bay đánh chặn - tấn công, trắc thủ thứ ba - điều khiển radar).

 

Buồng lái của phi công, khoang thiết bị và khoang của trắc thủ độc lập với nhau. Hệ thống anten radar của máy bay gồm anten mạng pha phát hiện từ xa, cơ cấu dẫn động quay tròn, anten máy hỏi của hệ thống nhận biết “địch - ta” và anten truyền dữ liệu. Máy bay được sơn màu bạc trắng ở phía trên và bên sườn, còn phía dưới được sơn màu trắng để dễ nguỵ trang.

 

Hiện nay, E-2C được trang bị cho hải quân, lực lượng không quân của hải quân, lực lượng  bảo vệ bờ biển và cơ quan chống ma tuý Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn bán 4 chiếc E-2C cho không quân Israel (năm 1977-1978), 13 chiếc cho Nhật Bản, 5  chiếc cho không quân Hy Lạp, 4 chiếc cho Singapore, 4 chiếc cho Đài Loan, 2 chiếc cho Pháp.


Một số  thông số cơ bản của máy bay E-2C

Trọng lượng cất cánh tối đa                                                          23556kg
Vận tốc tối đa                                                                             
598km/h
Vận tốc tuần tiễu                                                                         576km/h

Trần bay thực tế                                                                        12.000km

Dài                                                                                               17.54m

Cao                                                                                                5.58m
Cự ly hoạt động                                                                             
 320km
Diện tích cánh                                                                              65,03
m2
Thời gian bay                                                                          6 giờ 6 phút

Trần bay                                                                                         9390m

Sải cánh                                                                                        24,57m

Nhiên liệu bên trong                                                                        5624kg

Động cơ (sau năm 1989)                                        2TVD Allison T-56-A-427

HL (hobbyport.ru, rpgl.ru)

Bình luận
vtcnews.vn