(VTC News) – Đại biểu Quốc hội bình luận gì khi tận thấy những người tự nhận “vô văn hóa” giao thông ở thủ đô?
Ngang nhiên quay đầu xe dù thấy rõ biển cấm, vô tư lái xe khi không đội mũ bảo hiểm, rẽ “biển người” để tìm lối đi dị hợm, độc nhất cho mình... là cách những người “vô văn hóa” giao thông đang làm hàng ngày để thách thức các nhà làm luật cũng như những người thực thi công vụ.
Phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với đại biểu quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) về vấn đề này.
- Thưa bà, hàng ngày, hàng giờ, người dân thủ đô Hà Nội vẫn chứng kiến cảnh nhiều người vi phạm luật giao thông một cách rất ngang nhiên. Bà có bình luận gì khi chứng kiến những hình ảnh về sự thiếu văn hóa khi tham gia giao thông?
Để đạt được mục tiêu Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, thanh lịch không đơn giản chút nào dù đó là mong muốn của cử tri cả nước nói chung và cử tri Hà Nội nói riêng.
Khi xem những hình ảnh đó tôi thấy rất phản cảm. Họ thật thiếu văn minh, thiếu thanh lịch. Thế nhưng, chúng ta phải khắc phục dần dần chứ chưa thể cải thiện ngay được.
- Theo nhiều chuyên gia, chính sự thiếu ý thức, 'vô văn hóa' của một số người khi tham gia giao thông là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông hiện nay. Bà có đồng ý với quan điểm này không?
Việc xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông có nguồn gốc từ hai phía. Thứ nhất là do việc quản lý Nhà nước, cách điều hành giao thông hay cách bố trí biển báo, dải phân cách...
Đặc biệt là từ phía đội ngũ cảnh sát giao thông. Chuyện này Nhà nước phải có trách nhiệm làm tốt.
Thứ hai là từ phía người dân. Họ có quyết định rất lớn trong chuyện này. Lẽ ra người ta phải đi đúng luật, đằng này một số người do muốn tiết kiệm vài phút nên vượt, chèn ép xe khác nên để chậm cả đời.
- Phải làm gì để giảm thiểu những hình ảnh xấu xí trên, thưa bà?
Trước mắt phải tập trung tuyên truyền, giáo dục ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh các cấp cũng như người dân ở mọi thôn xóm, phường, xã...
Tiếp đó không chỉ từ phía nhà trường, gia đình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nhắc nhở các thành viên tuân thủ luật giao thông.
Sau nữa là thái độ của lực lượng cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ. Người dân thì không phải ai cũng tự giác chấp hành nên muốn họ đi vào khuôn phép thì phải nhắc nhở, xử lý nghiêm. Chỉ cần nhìn thấy bóng dáng công an đứng đó là họ phản ứng rất nhanh, tự biết đi đúng luật.
Nhiều người vi phạm không phải do vô ý thức thì phải giải thích cho họ hiểu để họ không lặp lại nữa.
Để làm được việc này phải có sự kết hợp đồng bộ từ các phía, trong đó trách nhiệm của người dân rất quan trọng.
- Nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng từ trước tới nay chúng ta cũng tuyên truyền, giáo dục nhiều rồi mà có vẻ như chưa hiệu quả, thưa bà?
Phải công nhận rằng các cấp, ngành, cơ sở ở địa phương đã chú ý tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và họ cũng đã kết hợp nhiều hình thức từ tờ rơi tới bảng, biển quảng cáo, loa phóng thanh phường xã... Nhưng phải nói thật, hiệu quả của công tác đó chưa được như mong muốn.
Tôi đề nghị các cơ sở phải xem lại xem vì sao mình đã tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện từ báo chí tới loa đài... mà vẫn chưa hiệu quả? Phải có đánh giá thực tế thì mới tháo gỡ được.
- Theo bà, phương thức tuyên truyền lỗi thời hay việc xử phạt chưa nghiêm dẫn tới các vi phạm đó?
Cả hai. Cách tuyên truyền chưa thích hợp để các kiến thức đó ngấm vào dân như mình mong muốn. Bên cạnh đó chế tài của mình cũng chưa nghiêm.
Đã phạt là phải phạt công bằng, công minh, phải đúng, chứ không được bắt phạt người này, nhưng lại “tha” cho người khác.
- Xử phạt công tâm là một khái niệm trừu tượng nên một bộ phận CSGT không áp dụng được trong thực tế?
“Công tâm” đúng là một khái niệm trừu tượng bởi chẳng ai có thể giám sát được chuyện các đồng chí ấy xử lý thế nào. Do vậy, tôi kêu gọi những nhà quản lý cấp trên ở lĩnh vực đó phải có giám sát cụ thể. Chỉ có thủ trưởng của các cơ quan đó mới biết cán bộ của mình làm như thế nào mà thôi.
Dân thì cũng giám sát đấy, nhưng không thể thường xuyên được bởi mỗi lúc họ làm một khác chứ không có tính chất hệ thống.
- Nói về quy hoạch giao thông, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải từng “đối nhau chan chát” khi bị dư luận "ném đá". Bà có bình luận gì về cuộc tranh luận của họ?
Thực ra mỗi bên đều có cái lý của họ. Nhưng bây giờ trách thì trách ai? Đất nước mình đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập nên có những cái mình chưa lường trước được. Một khi không lường trước được thì quy hoạch sẽ không đúng với thực tiễn.
Đôi khi chẳng phải lỗi của các Bộ mà thuộc về lỗi quy hoạch tổng thể. Thế thì thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
- Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, xử lý nghiêm minh, bà có đề xuất gì nhằm cải thiện ý thức tham gia giao thông của người dân?
Quan trọng nhất vẫn là phối hợp điều hành đồng bộ giữa các ngành, các cấp và người dân. Nếu chỉ người dân thôi tôi cho là không ổn. Và việc phối hợp phải là phối hợp thực sự, phân rõ trách nhiệm chứ không chỉ mang tính hình thức như hiện nay.
Chính phủ phải kiểm tra xem các ngành thực hiện thế nào. Do mỗi địa phương có đặc thù khác nhau nên phải có các biện pháp khác nhau.
Chẳng hạn, ở những nơi người dân có ý thức tham gia giao thông tốt, cần tập trung cải thiện đường sá. Còn ở những nơi ý thức của người dân chưa tốt thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục.
- Xin cảm ơn bà!
Dù biết nhiều khi nhanh một phút chậm cả đời, nhưng nhiều người dân ở thủ đô vẫn “điếc không sợ súng” lội ngược dòng về phía “cửa tử”.
Ngang nhiên quay đầu xe dù thấy rõ biển cấm, vô tư lái xe khi không đội mũ bảo hiểm, rẽ “biển người” để tìm lối đi dị hợm, độc nhất cho mình... là cách những người “vô văn hóa” giao thông đang làm hàng ngày để thách thức các nhà làm luật cũng như những người thực thi công vụ.
Phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với đại biểu quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ảnh: Kiều Minh) |
Để đạt được mục tiêu Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, thanh lịch không đơn giản chút nào dù đó là mong muốn của cử tri cả nước nói chung và cử tri Hà Nội nói riêng.
Khi xem những hình ảnh đó tôi thấy rất phản cảm. Họ thật thiếu văn minh, thiếu thanh lịch. Thế nhưng, chúng ta phải khắc phục dần dần chứ chưa thể cải thiện ngay được.
- Theo nhiều chuyên gia, chính sự thiếu ý thức, 'vô văn hóa' của một số người khi tham gia giao thông là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông hiện nay. Bà có đồng ý với quan điểm này không?
Việc xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông có nguồn gốc từ hai phía. Thứ nhất là do việc quản lý Nhà nước, cách điều hành giao thông hay cách bố trí biển báo, dải phân cách...
Đặc biệt là từ phía đội ngũ cảnh sát giao thông. Chuyện này Nhà nước phải có trách nhiệm làm tốt.
Thứ hai là từ phía người dân. Họ có quyết định rất lớn trong chuyện này. Lẽ ra người ta phải đi đúng luật, đằng này một số người do muốn tiết kiệm vài phút nên vượt, chèn ép xe khác nên để chậm cả đời.
- Phải làm gì để giảm thiểu những hình ảnh xấu xí trên, thưa bà?
|
Tiếp đó không chỉ từ phía nhà trường, gia đình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nhắc nhở các thành viên tuân thủ luật giao thông.
Sau nữa là thái độ của lực lượng cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ. Người dân thì không phải ai cũng tự giác chấp hành nên muốn họ đi vào khuôn phép thì phải nhắc nhở, xử lý nghiêm. Chỉ cần nhìn thấy bóng dáng công an đứng đó là họ phản ứng rất nhanh, tự biết đi đúng luật.
Nhiều người vi phạm không phải do vô ý thức thì phải giải thích cho họ hiểu để họ không lặp lại nữa.
Để làm được việc này phải có sự kết hợp đồng bộ từ các phía, trong đó trách nhiệm của người dân rất quan trọng.
- Nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng từ trước tới nay chúng ta cũng tuyên truyền, giáo dục nhiều rồi mà có vẻ như chưa hiệu quả, thưa bà?
Phải công nhận rằng các cấp, ngành, cơ sở ở địa phương đã chú ý tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và họ cũng đã kết hợp nhiều hình thức từ tờ rơi tới bảng, biển quảng cáo, loa phóng thanh phường xã... Nhưng phải nói thật, hiệu quả của công tác đó chưa được như mong muốn.
Tôi đề nghị các cơ sở phải xem lại xem vì sao mình đã tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện từ báo chí tới loa đài... mà vẫn chưa hiệu quả? Phải có đánh giá thực tế thì mới tháo gỡ được.
- Theo bà, phương thức tuyên truyền lỗi thời hay việc xử phạt chưa nghiêm dẫn tới các vi phạm đó?
Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm (Ảnh chụp ở đường Thanh Niên) |
Đã phạt là phải phạt công bằng, công minh, phải đúng, chứ không được bắt phạt người này, nhưng lại “tha” cho người khác.
- Xử phạt công tâm là một khái niệm trừu tượng nên một bộ phận CSGT không áp dụng được trong thực tế?
“Công tâm” đúng là một khái niệm trừu tượng bởi chẳng ai có thể giám sát được chuyện các đồng chí ấy xử lý thế nào. Do vậy, tôi kêu gọi những nhà quản lý cấp trên ở lĩnh vực đó phải có giám sát cụ thể. Chỉ có thủ trưởng của các cơ quan đó mới biết cán bộ của mình làm như thế nào mà thôi.
Dân thì cũng giám sát đấy, nhưng không thể thường xuyên được bởi mỗi lúc họ làm một khác chứ không có tính chất hệ thống.
- Nói về quy hoạch giao thông, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải từng “đối nhau chan chát” khi bị dư luận "ném đá". Bà có bình luận gì về cuộc tranh luận của họ?
|
Đôi khi chẳng phải lỗi của các Bộ mà thuộc về lỗi quy hoạch tổng thể. Thế thì thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
- Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, xử lý nghiêm minh, bà có đề xuất gì nhằm cải thiện ý thức tham gia giao thông của người dân?
Quan trọng nhất vẫn là phối hợp điều hành đồng bộ giữa các ngành, các cấp và người dân. Nếu chỉ người dân thôi tôi cho là không ổn. Và việc phối hợp phải là phối hợp thực sự, phân rõ trách nhiệm chứ không chỉ mang tính hình thức như hiện nay.
Chính phủ phải kiểm tra xem các ngành thực hiện thế nào. Do mỗi địa phương có đặc thù khác nhau nên phải có các biện pháp khác nhau.
Chẳng hạn, ở những nơi người dân có ý thức tham gia giao thông tốt, cần tập trung cải thiện đường sá. Còn ở những nơi ý thức của người dân chưa tốt thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục.
- Xin cảm ơn bà!
Minh Quân
Bình luận