(VTC News) – Tài xế chặt chém, lạng lách và cuỗm luôn hành lý, đe dọa mạng sống của khách… là những nỗi kinh hoàng mang tên taxi “dù”.
Vẫn chưa hết hoảng sợ, chị Trần Hoài An ở Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội kể lại, tuần trước chị có chuyến công tác ở Nghệ An, lúc về Hà Nội mới 4 giờ sáng khi trời còn tối và hơi lạnh. Không dám đi xe ôm, chị chọn một chiếc taxi 4 chỗ trong số nhiều lời mời vây quanh.
Chị An vừa lên xe, tài xế đã phóng một mạch. Thấy anh tài xế đội mũ lưỡi trai sụp xuống, không hỏi đi đâu về đâu, cũng không thấy anh ta bấm đồng hồ tính cước, chị lên tiếng thì tài xế đáp lại: “Đây về Phú Thượng, mỗi km em tính 15 nghìn đồng, số km sẽ tính theo đồng hồ xe vì đồng hồ đếm cước của em mới hỏng”.
Chị An tiếp tục thắc mắc vì giá cước, tài xế lại quay sang giải thích với những lời lẽ bất lịch sự. Biết mình đi phải taxi “dù”, chị An bảo lái xe dừng để xuống. Lúc này, tài xế đòi chị phải thanh toán 50 nghìn đồng tiền mở cửa và nếu xuống giữa chừng thì mỗi km tính 20.000 đồng anh ta mới dừng xe. Nhìn ra hai bên đường vắng vẻ, không một bóng người, vừa sợ vừa lo, chị đành phải đi tiếp.
Như được đà, lái xe tiếp tục rồ ga chạy với tốc độ nhanh rồi vòng vào một con ngõ. Không biết mình đang đi đâu, chị An hỏi thì được đáp lại bằng câu trả lời ngắn gọn: “Về nhà chị chứ còn đi đâu, đang đi đường tắt!”.
“Chả biết đi đường tắt hay đường gì nhưng cứ thấy tài xế rẽ liên tục, kèm theo đó là đường xấu, nhiều ổ gà nên bị xóc… tôi không biết phải làm thế nào, cảm giác như bị tra tấn cả về tinh thần và thể xác”, An kể lại.
Vòng đi vòng lại rồi chiếc taxi cũng ra được lối về nhà chị An. Đoạn đường này thường ngày chị chỉ đi hết hơn 30 phút bằng xe máy thì hôm nay phải đi hơn 1 tiếng bằng taxi.
Đến đầu ngõ, chưa kịp vui mừng vì sắp thoát khỏi cuộc “hành xác”, chị An lại “choáng” khi nghe tài xế thông báo giá cước: “22km hết 400 nghìn đồng, chị cho em xin 50 nghìn tiền bến xe nữa là 450 nghìn đồng!”.
Không muốn tranh cãi, chị An đành móc ví ra trả cho yên chuyện. Tưởng chuyện như thế là xong, nào ngờ khi đưa tờ 500 nghìn đồng ra trả, anh tài xế lục ví hết ngăn này sang ngăn khác, rồi vờ quay vào xe để tìm và trả lời rằng không có tiền trả lại.
Cực chẳng đã, chị An cho luôn 50.000 đồng tiền thừa, lòng ấm ức.
Tương tự như An, chị Phạm Thị Hằng (Phúc Xá, Hà Đông, Hà Nội) cũng “hết hồn” khi đi trên một chiếc taxi mà theo chị là “nhớ đời”.
Vừa bước lên xe, anh tài xế với giọng ngái ngủ hỏi chị đi về đâu, chị trả lời về Hà Đông và được đáp lại bằng một cái ngáp dài.
Đi được một đoạn, tài xế kéo hết kính, bật nhạc và bắt đầu lắc lư. Tài xế cho xe chạy nhanh, lạng lách, thi thoảng lại phanh gấp vì sắp va chạm phải xe khác.
Dù đèn vàng hay đèn đỏ, tài xế đều cố tình vượt với tốc độ cao, khi chị Hằng gọi để nhắc nhở, tài xế vờ như không nghe thấy, lắc lư trong tiếng nhạc và quên mất rằng mình đang chở khách.
Biết mình ngồi phải taxi “dù”, chị Hằng chỉ biết ngồi im và cầu trời cho xe đừng gây tai nạn.
Bức xúc khi kể lại câu chuyện, anh Nguyễn Đức Hòa (kỹ sư xây dựng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, có lần anh đón một chiếc taxi trên đường Láng Hạ, trông qua cũng có vẻ đàng hoàng (có nhãn hiệu, đồng hồ và niêm yết giá cước…) nhưng khi lên xe thì thấy tài xế mặc quần đùi. Anh Hòa thắc mắc rằng đây có phải tài xế của công ty không thì nhận được câu trả lời: "Mình là em trai của tài xế, anh ấy bận nên nhờ lái!"
Xuống xe vội vàng, anh thanh toán đầy đủ rồi đi mà quên mất túi máy tính ở hàng ghế sau. Quay ra tìm thì chiếc xe đã chạy mất hút từ hồi nào. Cố nhớ số điện thoại của tổng đài chiếc xe vừa đi để báo mất đồ, anh Hòa bấm máy.
Sau tiếng chuông kéo dài, đầu dây bên kia nhấc máy: “Alô, bố cháu đi làm rồi, không có ở nhà đâu ạ” - tiếng một em bé vang lên. Biết mình đi phải taxi dù, anh Hòa đành chịu “đen đủi”…
Không riêng gì chị An, chị Hằng hay anh Hòa, nhiều người khác cho biết, họ cũng đã từng “dở khóc dở cười”, giao “mạng sống” của mình trên những chuyến taxi “dù”.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có 113 doanh nghiệp với hơn 15.000 taxi. Các taxi hoạt động tại 10 quận nội thành đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, vào các dịp lễ tết hoặc các nơi công cộng thường xuyên đông đúc như bến xe, bệnh viện... taxi vẫn chưa kịp đáp ứng được nhu cầu và đây là “kẽ hở” để taxi “dù” tồn tại.
Để rõ hơn về vấn nạn taxi 'dù' mời quý độc giả đón đọc bài tiếp theo đăng vào sáng mai (18/4) với nhan đề "Nhận dạng nỗi kinh hoàng mang tên Taxi 'dù'"
Nguyễn Dũng - Thùy Linh
Chị An vừa lên xe, tài xế đã phóng một mạch. Thấy anh tài xế đội mũ lưỡi trai sụp xuống, không hỏi đi đâu về đâu, cũng không thấy anh ta bấm đồng hồ tính cước, chị lên tiếng thì tài xế đáp lại: “Đây về Phú Thượng, mỗi km em tính 15 nghìn đồng, số km sẽ tính theo đồng hồ xe vì đồng hồ đếm cước của em mới hỏng”.
Chị An tiếp tục thắc mắc vì giá cước, tài xế lại quay sang giải thích với những lời lẽ bất lịch sự. Biết mình đi phải taxi “dù”, chị An bảo lái xe dừng để xuống. Lúc này, tài xế đòi chị phải thanh toán 50 nghìn đồng tiền mở cửa và nếu xuống giữa chừng thì mỗi km tính 20.000 đồng anh ta mới dừng xe. Nhìn ra hai bên đường vắng vẻ, không một bóng người, vừa sợ vừa lo, chị đành phải đi tiếp.
Taxi "dù" xen lẫn trong taxi thật khiến các "Thượng đế" thật khó để nhận biết. Ảnh: Nguyễn Dũng. |
Như được đà, lái xe tiếp tục rồ ga chạy với tốc độ nhanh rồi vòng vào một con ngõ. Không biết mình đang đi đâu, chị An hỏi thì được đáp lại bằng câu trả lời ngắn gọn: “Về nhà chị chứ còn đi đâu, đang đi đường tắt!”.
“Chả biết đi đường tắt hay đường gì nhưng cứ thấy tài xế rẽ liên tục, kèm theo đó là đường xấu, nhiều ổ gà nên bị xóc… tôi không biết phải làm thế nào, cảm giác như bị tra tấn cả về tinh thần và thể xác”, An kể lại.
Vòng đi vòng lại rồi chiếc taxi cũng ra được lối về nhà chị An. Đoạn đường này thường ngày chị chỉ đi hết hơn 30 phút bằng xe máy thì hôm nay phải đi hơn 1 tiếng bằng taxi.
Đến đầu ngõ, chưa kịp vui mừng vì sắp thoát khỏi cuộc “hành xác”, chị An lại “choáng” khi nghe tài xế thông báo giá cước: “22km hết 400 nghìn đồng, chị cho em xin 50 nghìn tiền bến xe nữa là 450 nghìn đồng!”.
Không muốn tranh cãi, chị An đành móc ví ra trả cho yên chuyện. Tưởng chuyện như thế là xong, nào ngờ khi đưa tờ 500 nghìn đồng ra trả, anh tài xế lục ví hết ngăn này sang ngăn khác, rồi vờ quay vào xe để tìm và trả lời rằng không có tiền trả lại.
Một chiếc taxi "dù" đang chèo kéo khách. Ảnh: LĐ. |
Cực chẳng đã, chị An cho luôn 50.000 đồng tiền thừa, lòng ấm ức.
Tương tự như An, chị Phạm Thị Hằng (Phúc Xá, Hà Đông, Hà Nội) cũng “hết hồn” khi đi trên một chiếc taxi mà theo chị là “nhớ đời”.
Vừa bước lên xe, anh tài xế với giọng ngái ngủ hỏi chị đi về đâu, chị trả lời về Hà Đông và được đáp lại bằng một cái ngáp dài.
Đi được một đoạn, tài xế kéo hết kính, bật nhạc và bắt đầu lắc lư. Tài xế cho xe chạy nhanh, lạng lách, thi thoảng lại phanh gấp vì sắp va chạm phải xe khác.
Dù đèn vàng hay đèn đỏ, tài xế đều cố tình vượt với tốc độ cao, khi chị Hằng gọi để nhắc nhở, tài xế vờ như không nghe thấy, lắc lư trong tiếng nhạc và quên mất rằng mình đang chở khách.
Biết mình ngồi phải taxi “dù”, chị Hằng chỉ biết ngồi im và cầu trời cho xe đừng gây tai nạn.
Một chiếc taxi "dù" bị phát hiện và xử phạt. Ảnh: Internet. |
Bức xúc khi kể lại câu chuyện, anh Nguyễn Đức Hòa (kỹ sư xây dựng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, có lần anh đón một chiếc taxi trên đường Láng Hạ, trông qua cũng có vẻ đàng hoàng (có nhãn hiệu, đồng hồ và niêm yết giá cước…) nhưng khi lên xe thì thấy tài xế mặc quần đùi. Anh Hòa thắc mắc rằng đây có phải tài xế của công ty không thì nhận được câu trả lời: "Mình là em trai của tài xế, anh ấy bận nên nhờ lái!"
Xuống xe vội vàng, anh thanh toán đầy đủ rồi đi mà quên mất túi máy tính ở hàng ghế sau. Quay ra tìm thì chiếc xe đã chạy mất hút từ hồi nào. Cố nhớ số điện thoại của tổng đài chiếc xe vừa đi để báo mất đồ, anh Hòa bấm máy.
Sau tiếng chuông kéo dài, đầu dây bên kia nhấc máy: “Alô, bố cháu đi làm rồi, không có ở nhà đâu ạ” - tiếng một em bé vang lên. Biết mình đi phải taxi dù, anh Hòa đành chịu “đen đủi”…
Không riêng gì chị An, chị Hằng hay anh Hòa, nhiều người khác cho biết, họ cũng đã từng “dở khóc dở cười”, giao “mạng sống” của mình trên những chuyến taxi “dù”.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có 113 doanh nghiệp với hơn 15.000 taxi. Các taxi hoạt động tại 10 quận nội thành đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, vào các dịp lễ tết hoặc các nơi công cộng thường xuyên đông đúc như bến xe, bệnh viện... taxi vẫn chưa kịp đáp ứng được nhu cầu và đây là “kẽ hở” để taxi “dù” tồn tại.
Để rõ hơn về vấn nạn taxi 'dù' mời quý độc giả đón đọc bài tiếp theo đăng vào sáng mai (18/4) với nhan đề "Nhận dạng nỗi kinh hoàng mang tên Taxi 'dù'"
Nguyễn Dũng - Thùy Linh
Bình luận