• Zalo

Muốn có 'nhạc sạch’ phải bảo vệ nghệ sỹ chân chính

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 27/09/2013 07:30:00 +07:00Google News

(VTC News) – Ca, nhạc sỹ Jimmii Nguyễn cho rằng muốn có môi trường âm nhạc ‘sạch’ thì cần phải bảo vệ những nghệ sỹ ‘sạch’ và chân chính dù không còn nhiều.

(VTC News) – Ca, nhạc sỹ Jimmii Nguyễn cho rằng muốn có môi trường âm nhạc ‘sạch’ thì cần phải bảo vệ những nghệ sỹ ‘sạch’ và chân chính dù không còn nhiều.

Khi trò chuyện với Jimmii Nguyễn về môi trường âm nhạc Việt Nam hiện tại, anh bày tỏ khá thẳng thắn quan điểm của mình:

'Muốn có môi trường âm nhạc sạch là phải biết bảo vệ những người nghệ sỹ sạch đang cố gắng làm đúng trách nhiệm của người nghệ sỹ chân chính. Cũng như muốn bảo vệ rừng xanh không bị phá nát là phải biết bảo vệ những chiến sỹ công an môi trường'.

Và, ca, nhạc sỹ cho rằng nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm thuộc về truyền thông chứ không thể đổ lỗi cho nghệ sỹ và khán giả, những người 'không được có cái quyền thừa nhận mình là văn hóa'.

Anh cho rằng vai trò lớn nhất trong công cuộc chấn hưng lại nền âm nhạc Việt  thuộc về truyền thông.

Jimmii Nguyễn
Jimmii Nguyễn cho rằng vai trò lớn nhất trong công cuộc chấn hưng lại nhạc Việt thuộc về truyền thông. 
- Âm nhạc Việt Nam hiện tại so với thời anh bắt đầu bước chân vào nghệ thuật phải nói là có sự thay đổi, xáo trộn rõ rệt. Là nghệ sỹ ‘sống’ qua một vài giai đoạn chuyển biến của âm nhạc trong 15 năm qua, anh nghĩ sao về sự thay đổi này? Liệu có phải do sự dễ dãi của khán giả?

Sự dễ dãi của khán giả thì ở đâu cũng có và nước nào cũng có, tuy nhiên ở nước ngoài người ta phân biệt rõ là khán giả dễ dãi thuộc loại nào. Nếu như trong nước chúng ta chấp nhận cho ca sỹ tự đặt họ là ca sỹ hạng A, hạng B,… thì khán giả cũng có hạng.

Nhưng khác với nước ngoài, khán giả hạ cấp dễ dàng được nhìn thấy vì họ và ngôi sao của họ chỉ được đề cập đến trong những tờ báo lá cải mà thôi.

Bất luận ở đâu báo chí và giới truyền thông là đầu mối 'duy nhất' để truyền đạt thông tin và ảnh hưởng xã hội vì xã hội chỉ biết lấy thông tin từ báo đài. Mà một khi giới truyền thông bị nhập nhằng, đồng hóa thì khán giả cũng bị nhập nhằng, đồng hóa.

Vì sao nền âm nhạc trở nên bát nháo?

  • Nhà trường không chú trọng dạy âm nhạc
  • Hội nhạc sỹ không làm tròn trách nhiệm
  • Thiếu sự chấn chỉnh cần thiết
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

- Vậy theo quan điểm của anh thì trước mắt, nếu muốn chấn hưng lại nhạc Việt cần điều gì?

Thiết nghĩ lãnh đạo của các ban ngành liên quan đến mảng văn hóa, nghệ thuật nên có biện pháp không cấm nhưng tách rời và nêu rõ vai trò của những báo lá cải.

Sẵn sàng phạt những phóng viên, biên tập luồn lách cho những bài viết lá cải vào trang báo của những tờ báo nghiêm túc có văn hóa, nghĩ suy cho sự sống còn của nghệ thuật chân chính.

Ngày nào giới báo chí nghiêm túc và giới nghệ sỹ chân chính (không còn mấy ai) không biết đoàn kết và hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để lên tiếng thì ngày đấy nền âm nhạc Việt Nam vẫn sẽ như cái chợ bát nháo, làm cho thế giới đánh giá thấp chúng ta.
Jimmii Nguyễn
- Anh tin rằng điều này sẽ thay đổi được thực trạng của nền âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung ở Việt Nam?

Khi khán giả được phân cấp rõ rệt thì chẳng ai muốn mình bị gọi là khán giả lá cải, thì lúc bấy giờ sự lựa chọn món ăn tinh thần của họ sẽ đẳng cấp hơn, đòi hỏi cao hơn và những loại giải trí 'rẻ tiền' (rẻ tiền ở đây không phải là chất lượng mà là nhân phẩm hoặc vô văn hóa) sẽ bị đẩy lùi, sàng lọc, tách rời, cách ly ra khỏi cái đẹp thiện mỹ.

Chứ bây giờ một bức tranh quý bị trưng bày chung trong cái chợ trời thì cũng bị xem như là một bức tranh tầm thường chẳng ra gì.

Theo tôi, chỉ có 2 thành phần có thể làm sạch môi trường âm nhạc. Đó là các cơ quan quản lý văn hóa và giới truyền thông mà thôi.
Là một nghệ sỹ được biết đến và yêu mến từ những năm 1992, Jimmii Nguyễn xây dựng được cho mình một gia tài âm nhạc khá đồ sộ với hàng trăm bài hát và bước trên con đường nghệ thuật theo một cách rất riêng, không bon chen, không ầm ỹ.

Nhiều người khi nhắc đến anh là nghĩ đến cụm từ ‘nhạc Jimmii’, đủ để thấy ít nhiều Jimmii Nguyễn đã ‘sở hữu’ được cho mình một phong cách âm nhạc đặc trưng, riêng biệt không lẫn vào ai được.

Thường thì, những tác phẩm âm nhạc của anh đều xuất phát từ những nỗi đau của chính anh hoặc từ những câu chuyện mà anh chứng kiến, cảm nhận sâu sắc. Tuyệt nhiên Jimmii Nguyễn không sáng tác theo đơn đặt hàng, anh lao động nghệ thuật và phục vụ đời sống tâm hồn của chính mình.

Anh không ngần ngại để người khác hát nhạc của anh nhưng đã có những nghệ sỹ hát lại mà không ra ‘chất’ hoặc thường bị so sánh với Jimmii Nguyễn. Ở một góc độ nào đó trong showbiz, Jimmii Nguyễn là một biểu tượng, một ‘dòng’ riêng rẽ, nổi bật.

Từ những biến cố xảy ra trong cuộc sống cá nhân, Jimmii Nguyễn tự mình tìm đến âm nhạc như một cách xoa dịu nỗi đau. Và, anh đã tự học hỏi, tự tìm tòi để trở thành một ca – nhạc sỹ danh tiếng mà khán giả trong, ngoài nước đều biết đến.

Chưa kể, lớn lên ở Mỹ, một môi trường âm nhạc phát triển, Jimmii Nguyễn phần nào học hỏi được cả về văn hóa trong showbiz.

Về Việt Nam sinh sống đã lâu, với phong cách ‘một mình một kiểu’, Jimmii Nguyễn là trường hợp bị coi là… lập dị khi không thích xuất hiện ồn ào để được nhắc đến dù kể cả được mời; không thích tụ tập, la cà quán xá sau những đêm diễn hay túm tụm cà phê ‘tám’ chuyện…

- Xin cảm ơn anh về những chia sẻ thẳng thắn!

Độc giả có suy nghĩ gì về quan điểm của ca sỹ Jimmii Nguyễn? Hãy cùng tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề bằng cách gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới.

Minh Thư

Bình luận
vtcnews.vn