(VTC News) - Những ngày gần đây, giữa lúc những động thái của Washington đang hâm nóng tình hình ở cả Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương, dư luận liên tiếp nhận được những thông tin về các loại vũ khí quy mô lớn mà quân đội Mỹ đang phát triển và đưa vào thử nghiệm.
Hôm 17/11 quân đội Mỹ đã tiến hành phóng thử nghiệm mẫu siêu vũ khí mới vượt Thái Bình Dương, với tốc độ di chuyển gấp khoảng 8 lần tốc độ âm thanh.
Việc thử nghiệm thành công vũ khí mới khiến Mỹ hoàn toàn tin tưởng có thể vươn đến mọi mục tiêu trên toàn thế giới chỉ trong vòng 1 giờ. Siêu vũ khí này có quỹ đạo bay tương đối bằng phẳng so với mặt đất chứ không di chuyển kiểu cầu vồng như các tên lửa hiện nay.
Việc thử nghiệm thành công vũ khí mới khiến Mỹ hoàn toàn tin tưởng có thể vươn đến mọi mục tiêu trên toàn thế giới chỉ trong vòng 1 giờ. Siêu vũ khí này có quỹ đạo bay tương đối bằng phẳng so với mặt đất chứ không di chuyển kiểu cầu vồng như các tên lửa hiện nay.
Logo của dự án phát triển siêu vũ khí |
Để có được vụ bay thử thành công này, quân đội Mỹ đã phải xây dựng trên cơ sở các kinh nghiệm từ 2 lần thử nghiệm trước đó của bộ phận DARPA thuộc Lầu Năm Góc vào tháng 4/2010 và tháng 8/2011. Quá trình bay thử được tiến hành vào 3h30 sáng (giờ địa phương) tại đảo Kauai thuộc quần đảo Hawai, sau đó đã hạ cánh xuống khu vực thử nghiệm vũ khí Reagan gần Kwajalein Atoll.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, các quan chức đã phải theo dõi chặt chẽ từ mọi hướng từ ngoài không gian, biển, trên không và dưới mặt đất; từ đó thu được các số liệu chính xác về khí động học, hướng bay sự chuyển hướng của siêu vũ khí.
Ngoài ra, khi theo dõi chặt chẽ như vậy, các bộ phận quản lí cũng có thể dễ dàng kiểm soát những biến đổi và đưa ra các phương án phù hợp cho việc thay đổi nghiệt độ trong quá trình bay.
Ngoài ra, khi theo dõi chặt chẽ như vậy, các bộ phận quản lí cũng có thể dễ dàng kiểm soát những biến đổi và đưa ra các phương án phù hợp cho việc thay đổi nghiệt độ trong quá trình bay.
Mô hình của siêu vũ khí AHW mà quân đội Mỹ vừa thử nghiệm. |
Sự thành công này phần nào cũng là niềm động viên lớn đối với bộ phận DARPA thuộc Lầu Năm Góc khi mà dự án HTV-2 của họ đã sớm gặp tai nạn ngay sau khi cất cánh. Trong chuyến bay thử lần 2 vào tháng 8 năm nay HTV-2 đã đạt được vận tốc Mach 20 (gấp 20 lần vận tốc âm thanh).
Gần đây Không quân Mỹ cũng đã tiến hành thử nghiệm loại phương tiện mới có tên X-51A Waverider vào ngày 13/6. Với đặc điểm tự chuyển động sau khi tách khỏi tàu mẹ, X-51A Waverider đã đạt đến vận tốc Mach 5 trước khi gặp trục trặc trong việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu của bản thân.
Gần đây Không quân Mỹ cũng đã tiến hành thử nghiệm loại phương tiện mới có tên X-51A Waverider vào ngày 13/6. Với đặc điểm tự chuyển động sau khi tách khỏi tàu mẹ, X-51A Waverider đã đạt đến vận tốc Mach 5 trước khi gặp trục trặc trong việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu của bản thân.
Sơ đồ quỹ đạo di chuyển của HTV-2. |
Mỹ đã có một số dự án nghiên cứu về những loại vũ khí có tốc độ siêu thanh, đặc biệt là tên lửa. Giữa Không quân và Lục quân đã có sự cạnh tranh trong việc phát triển các loại tên lửa của mình. Tuy nhiên bất kì thành công nào trong lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm siêu vũ khí cũng đều là mục tiêu chung của Quân đội Mỹ với dự án "Tấn công chớp nhoáng toàn cầu" nhằm tạo ra những loại vũ khí có thể đánh mọi mực tiêu trên toàn thế giới trong thời gian nhỏ hơn 1 giờ.
Trong ngày 16/11, các quan chức Lầu Năm Góc cũng tuyên bố công khai thông tin quân đội Mỹ đang sở hữu một loại siêu bom có trọng lượng 30,000 pound (khoảng 13.6 tấn), đây cũng được xem như loại bom phá boongke lớn nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn chưa tiết lộ số bom chính xác mà họ đang sở hữu. Được biết, loại bom này được thiết kế để phù hợp với tất cả những loại máy bay ném bom thông dụng hiện nay của Mỹ là B-2 và B-52.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn chưa tiết lộ số bom chính xác mà họ đang sở hữu. Được biết, loại bom này được thiết kế để phù hợp với tất cả những loại máy bay ném bom thông dụng hiện nay của Mỹ là B-2 và B-52.
Hình ảnh về 1 quả siêu bom được chụp lại từ năm 2007. |
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby cho biết trong buổi họp báo hôm thứ Tư: "Loại bom mới này sẽ mang lại khả năng xuyên phá cực lớn đối với những mục tiêu nằm sâu trong lòng đất của kẻ thù, nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang có hiện nay."
Cũng trong buổi họp báo này, Đại úy Kirby phủ nhận thông tin đồn đoán về việc mục tiêu của những quả bom này là Iran vì nước này đang bị nghi ngờ có những cơ sở phát triển hạt nhân sâu dưới lòng đất. Ông Kirby nói rằng việc bàn giao cho quân đội những quả bom này là điều cần thiết và bất kì quốc gia nào cũng có thể trở thành mục tiêu nếu như Mỹ thấy việc đó là hợp lý.
Cũng trong buổi họp báo này, Đại úy Kirby phủ nhận thông tin đồn đoán về việc mục tiêu của những quả bom này là Iran vì nước này đang bị nghi ngờ có những cơ sở phát triển hạt nhân sâu dưới lòng đất. Ông Kirby nói rằng việc bàn giao cho quân đội những quả bom này là điều cần thiết và bất kì quốc gia nào cũng có thể trở thành mục tiêu nếu như Mỹ thấy việc đó là hợp lý.
Sơ đồ hoạt động giải thích khả năng xuyên phá của siêu bom |
Được sản xuất bởi hãng Boeing, mỗi quả siêu bom này được gắn một thiết bị định vị toàn cầu GPS cùng với lượng thuốc nổ lên đến 2.3 tấn. Những thông tin ít ỏi được tiết lộ cho biết, Lầu Năm Góc đã kí hợp đồng 20 quả bom với hãng Boeing, một số đã được chuyển giao nhưng con số chính xác vẫn là bí mật vì lí do an ninh.
Được biết ngày 2/8 năm nay, Không quân Mỹ đã kí thêm hợp đồng gồm 8 quả bom nữa với hãng Boeing.
Được biết ngày 2/8 năm nay, Không quân Mỹ đã kí thêm hợp đồng gồm 8 quả bom nữa với hãng Boeing.
Tùng Đinh
Bình luận