• Zalo

Thêm sự ngạc nhiên ở ngân hàng TMCP lớn thứ 2 ở VN - Eximbank

Kinh tếThứ Bảy, 09/11/2013 06:54:00 +07:00Google News

Đang có những biến động gây chú ý ở Eximbank. Điều này khiến nhiều người liên hệ tới cuộc lật đổ xảy ra ở Sacombank trong hai năm qua.

Đang có những biến động gây chú ý ở Eximbank. Điều này khiến nhiều người liên hệ tới cuộc lật đổ xảy ra ở Sacombank trong hai năm qua.


Không để cho dư luận ngơi bàn tán lâu, đầu tháng 11, Eximbank lại tung ra thông tin khá bất ngờ khiến giới đầu tư một phen xôn xao. 
Theo đó, Eximbbank lên kế hoạch mua lại gần 62 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 5% cổ phần phổ thông), có trị giá khoảng 840 tỷ đồng nếu EIB mua vào ở mức giá hiện tại khoảng 13.600 đồng/cp (sáng 8/11).
Đây là hoạt động khá bình thường trên TTCK và rất nhiều DN niêm yết đã và đang làm như KLS (mua hơn 16 triệu cổ phiếu), VIC (chi gần 3.000 tỷ mua hơn 46 triệu cổ), ACB (mua hơn 16 triệu cổ phiếu)… nhưng với Eximbank hoạt động này lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Những sự biến tai Eximbank khiến nhiều người liên tưởng đến việc đã xảy ra ở Sacombank 

Sự quan tâm là bởi trước đó NH này đã có nhiều biến động từ àn sóng thay đổi hàng loạt nhân sự cao cấp từ thành viên HĐQT, TGĐ, phó TGD, kế toán trưởng đến những thương vụ chuyển nhượng hàng chục triệu cổ phiếu kín đáo thông qua hình thức thỏa thuận; vụ Công đoàn Eximbank mua vào cổ phiếu EIB… cho tới những liên quan tới những vụ lùm xùm tại Ngân hàng ACB và Sacombank trước đây liên quan đến Eximbnak và những thông tin một số cổ đông lớn muốn bán ra cổ phiếu.
Eximbank đã là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ hai tại Việt Nam sẽ sử dụng tiền dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để mua lại cổ phiếu quỹ. 
Trong bối cảnh lợi nhuận của hệ thống ngân hàng, trong đó có Eximbank sụt giảm, TTCK vẫn ảm đạm thì quyết định dùng tiền mua cổ phiếu quỹ rồi Công đoàn mua vào cổ phiếu… có lẽ là một sự ngạc nhiên.
Sự ngạc nhiên còn ở chỗ, thông tin Eximbank mua 62 triệu cổ phiếu quỹ không mấy tích cực với giá cổ phiếu. Sáng 8/11 cổ phiếu EIB vẫn giảm sau khi đã giảm trong phiên liền trước.
Hình bóng sự biến Sacombank?
Trên thực tế một số nhà đầu tư liên tưởng những biến động lạ tại Eximbank với Sacombank bởi trước đó, giới đầu tư đã thấy những biến động có nét tương đồng ở một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam - Sacombank.
Hôm 31/7 giới đầu tư chứng kiến một lệnh thỏa thuận bán khá bất thường hơn 14,6 triệu cổ phiếu Sacombank. Giao dịch không được xác định người mua và bán do chưa phải công bố. 
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, lệnh thỏa thuận khi đó bao gồm 7 triệu cổ phiếu của gia đình ông Đặng Văn Thành (chủ cũ của Sacombank) mà Sacombank chưa bán giải chấp hết đợt trước 31/5/2013 do chưa tìm được đối tác bán toàn bộ.
Trước đó, Sacombank đã bán cả trăm triệu cổ phiếu "giải chấp" cổ phiếu của ông Đặng Văn Thành để giải quyết nợ cho Sacombank bên cạnh đó còn hoạt động thoái vốn của nhiều NĐT.
Hiện tượng chuyển nhượng cổ phiếu EIB thông qua hình thức thỏa thuận diễn ra ồ ạt cuối năm 2012, nhiều tháng đầu năm 2013 và kéo dài cho tới tận nay.
Trước đó, cùng với những giao dịch bất thường tại STB, giới đầu tư đã chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn vế sở hữu, trong đó có sự xuất hiện của các đại diện từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chuyển sang.
Cũng giống như EIB hiện nay, STB đã thay đổi rất nhiều vị trí lãnh đạo như bổ nhiệm 11 vị trí phó tổng giám đốc và 1 vị trị tổng giám đốc trong năm 2012. Eximbank cũng đã có những thay đổi trong HĐQT.
Với Sacombank, mọi việc gần như đã kết thúc. Trong khi đó, ở Eximbank, đã có nhiều biến động nhưng cái kết vẫn còn ở phía trước.
Gần đây, sau một thời gian chùng xuống, hoạt động giao dịch thỏa thuận “khủng” cổ phiếu EIB - vốn ít thấy trên thị trường lại diễn ra dồn dập, cùng với đó là sự thay đổi lãnh đạo cao cấp cùng dồn dập.
Trong tháng 9/2013, hàng chục triệu cổ phiếu của Eximbank lại được giao dịch kín đáo thông qua hình thức thỏa thuận, lặp lại kịch bản tháng 6, tháng 5, tháng 1/2013 và nhiều tháng trong năm 2012.
Không những thế, thông tin cho biết, một cổ đông tổ chức của Eximbank còn có kế hoạch bán hơn 10 triệu cổ phần EIB (chiếm khoảng 1% vốn điều lệ). 
Những giao dịch thỏa thuận “khủng” trong suốt gần 2 năm qua cộng với thông tin Công đoàn Eximbank mua vào cổ phiếu EIB và giờ đây là Eximbank mua 62 triệu cổ phiếu quỹ làm rấy lên những lời bàn tán về những thay đổi trong nội bộ đơn vị này.
Những biến động bất lợi dồn dập về tình hình hoạt động của Eximbank, cũng như các ngân hàng khác, cùng với quá trình tái cấu trúc và sự thay đổi mạnh trong HĐQT, ban lãnh đạo khiến không ít người nghĩ tới sự đến-đi, quyết định vào-ra của các NĐT lớn.
Những biến động lớn gắn với những giao dịch thỏa thuận bất thường, những quyết định mua cổ phiếu quỹ bất thường (100 triệu cổ phiếu tại STB)… cùng với hàng loạt các thông tin từ nhiệm của các “sếp lớn” tại ngân hàng ACB, Sacombank… gắn liền với những thay đổi về chủ sở hữu đã khiến không ít NĐT nghĩ tới những thay đổi tương tự tại Eximbank.
Đáng lưu ý hơn, những giao dịch bất thường tại EIB không lớn bằng STB cách đây khoảng một năm nhưng cũng là bất thường trên thị trường. 
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa STB và EIB, chủ trương sáp nhập giữa hai tổ chức tín dụng này cùng với những nỗ lực tái cấu trúc, nỗ lực thâu tóm các ngân hàng trong thời buổi khó khăn, những thay đổi lớn chính tại Eximbank cùng với những quyết định sốc của ngân hàng này khiến nhiều người đang nghĩ về những thay đổi mới hoặc ít ra là sự hợp thức hóa cho những thay đổi đã diễn ra trước đây. Và những chuyện như thế đã từng diễn ra ở Sacombank.
Sự thay đổi để tìm đến một cái mới, cái tốt hơn là cần thiết nhưng cũng cần được minh bạch rõ ràng hơn.
Theo Mạnh Hà/Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn