• Zalo

Ngoài Buford, nơi nào người Việt có thể mua?

Thế giớiThứ Hai, 09/04/2012 01:01:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những ngày gần đây, giới truyền thông xôn xao về thông tin một doanh nhân Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu giá mua thị trấn Buford (Mỹ).

(VTC News) - Những ngày gần đây, giới truyền thông xôn xao về thông tin một doanh nhân Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu giá mua thị trấn Buford, Wyoming, Mỹ.

Ngoài Buford (Mỹ), những vùng đất dưới đây cũng được rao bán với giá "phải chăng".

Ngôi làng ở Pháp rao bán với giá 435.000 USD

Courbefy, tên ngôi làng ở vùng Limousin, Pháp với 19 ngôi nhà, 1 bể bơi đã có lúc dân số lên đến 200 người. Nhưng đến nay nó đã bị bỏ hoang, không còn người sinh sống. Những nhà thầu tiềm năng đã được mời tham dự phiên đấu giá bán ngôi làng cách Limoges 45km này.

Trong những năm 90 của thế kỉ trước, những nỗ lực biến Courbefy thành ngôi làng phục vụ các kì nghỉ đã thất bại do không đủ chi phí. Giờ đây, những người dân địa phương xem đây là nơi cư trú của những kẻ ăn cắp, say rượu và lấn chiếm đất.

Jean-Pierre Chateau, người dân đã từng sống tại ngôi làng này đã nói với tờ Le Figaro rằng nơi đây bây giờ là một 'ngôi làng ma'. Việc rao bán cả ngôi làng như thế này đã không còn là chuyện quá khác thường vào thời điểm hiện nay.

Hình ảnh về ngôi làng Courbefy, Pháp với giá bán 435.000 USD. 

Thị trấn có giá gần 800.000 USD ở South Dakota, Mỹ

Với mức giá 799.000 USD, thị trấn Scenic tại South Dakota đang có nguy cơ biến mất khỏi bản đồ. Hiện nay, chỉ còn 8 người còn sống trên khu vực rộng 18 ha này trong khi các quán rượu và nhà hàng đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, trước đây Scenic đã từng có một thời hoàng kim.

Thị trấn được ra đời như một nơi dừng chân trên tuyến đường sắt đi qua South Dakota. Nơi đây đã từng có ngân hàng, trường trung học, nhà thờ, cửa hàng tạp hóa và những quán rượu. Nhưng đó chỉ là quá khứ, Leo Stangle, một trong số những công dân cuối cùng của Scenic cho biết hiện nay diện tích còn sử dụng chiếm rất ít trên toàn thị trấn.

Sau những năm tháng phồn hoa, dân số của thị trấn ngày càng tăng và việc làm thì thiếu hụt. Điều đó đã khiến các gia đình nông dân buộc phải di cư đi nơi khác, sau đó là đến những người buôn bán vì chẳng còn khách hàng. Nơi đây trở thành tụ điểm gần đường tàu dành cho những tay cao bồi. Điểm đặc biệt ở đây là mặc dù rất nhiều công trình bị đóng cửa nhưng 2 trại tạm giam vẫn được duy trì đến cuối cùng.

 
 
Những hình ảnh về các công trình trong thị trấn Scenic. 

Ngôi làng ở Italia có giá của căn hộ tại London, Anh

Với 770.000 USD, bạn sẽ phải khó khăn để lựa chọn và được 1 căn hộ tại London. Tuy nhiên, với số tiền đó bạn có thể mua được cả một ngôi làng với khung cảnh nguyên sơ bao quanh trong vườn quốc gia lớn nhất Italia.

Ở Italia, có nhiều ngôi làng bị bỏ hoang, nhưng Valle Piola là 1 hòn ngọc trong số đó. Nơi đây có 11 tòa nhà đổ nát cùng với nhà thờ và nhà tu hoang tàn từ thế kỉ 13. Nó năm ở trung tâm vườn quốc gia Gran Sasso và đã trở nên hoang vắng sau những biến động dân số do ảnh hưởng của nghề nuôi cừu.

Trên độ cao gần 1000m, đây là một nơi có thời tiết khắc nghiệt với tuyết bao phủ suốt mùa đông và ánh nắng mặt trời thiêu đốt trong những ngày hè oi ả. Cách duy nhất liên hệ với thế giới bên ngoài là con đường độc đạo, đầy bụi bặm mà những người chăn cừu từng sống trước đây tạo nên.

Tuy nhiên, nếu không đủ tiền để mua căn hộ tại những thành phố lớn đồng thời muốn có một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên thì 770.000 USD có lẽ sẽ không lãng phí.

 
 
Valle Piola là ngôi làng bị bỏ hoang đặc biệt nhất ở Italia với vẻ nguyên sơ của khung cảnh xung quanh. 


Bách Hợp

Bình luận
vtcnews.vn