Con thú bị ruồng bỏ

Đọc truyện đêm khuya

Con thú bị ruồng bỏ

Nhà văn Nguyễn Dậu tên thật là Trương Mẫn Song, sinh ngày 25/10/1930 tại thành phố cảng Hải Phòng. Các bút danh khác: Dã Nhị, Tiêu Giản, Thu, Song Yên. Năm 1946, ông nhập ngũ làm liên lạc, sau đó theo học Trường thiếu sinh quân, rồi Trường sĩ quan lục quân (Trung Quốc). Hòa bình lặp lại (năm 1954), ông làm việc tại Tổng cục Chính trị, rồi BTV báo Văn nghệ, cán bộ Sở Văn hóa Hà Nội. Ông mất ngày 24/7/2002 tại Hải Phòng. Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Dậu: Tiểu thuyết -Nữ du kích Cam Lộ

Bà nhẹ dạ đi xem bói

Đọc truyện đêm khuya

Bà nhẹ dạ đi xem bói

"Bà nhẹ dạ đi xem bói" - một truyện ngắn hài hước của nhà văn Canada Stephen Butler Leacock. Truyện chế giễu những thói tật của xã hội tư bản. Tác giả cũng sử dụng ngòi bút của mình để phê phán những nơi chốn còn mang suy nghĩ mê tín quàng xiên...

Con người hạnh phúc

Đọc truyện đêm khuya

Con người hạnh phúc

Định đoạt số phận của người khác là một việc làm nguy hiểm, vậy nên nhân vật "Tôi" trong truyện thường ngần ngại khi đưa ra một lời khuyên. Bạn làm sao có thể khuyên người khác phải hành động thế nào trừ phi bạn biết rõ người kia như chính bản thân bạn. Thế nhưng, một lần khi còn trẻ, nhân vật "Tôi" biết mình đã đúng khi đưa ra một lời khuyên tốt lành.

Dưới chân Hòn Dáu

Đọc truyện đêm khuya

Dưới chân Hòn Dáu

Toàn bộ câu chuyện "Dưới chân Hòn Dáu" như toát lên điều gì đó huyền bí, thầm thì, mơ hồ, xa vắng nhưng thực chất lại rất gần gũi qua cách kể của tác giả. Cuộc hẹn hò của Loan và Tuấn, hai con người tưởng như chưa quen nhưng thực chất lại là người yêu của nhau, chỉ xa cách nhau có mấy chục năm. Lúc đầu là chương trình trò chuyện giữa đài phát thanh với khán thính giả trong đêm muộn. Hai nhân vật: Loan là nhà báo trực tổng đài và Tuấn là thính giả gọi đến, họ được mặc định là chưa hề gặp nhau, nh

Chuyện đôi thỏ trắng

Đọc truyện đêm khuya

Chuyện đôi thỏ trắng

“Chuyện đôi thỏ trắng” kể một câu chuyện tình yêu không thành trong chiến tranh và trên nữa là tình đồng đội của những người đã vào sinh ra tử một thời. Một tình huống bất ngờ xảy ra trong chiến tranh đã kết nối người phụ nữ sau là bà chủ nhà của Thương Thương với người cha của Thương Thương. Tình huống cô gái nuôi quân rượt đuổi đôi thỏ trắng ở trong rừng mà suýt rơi vào tay giặc đưa đến sự việc anh bộ đội ra tay cứu cô gái, để rồi giữa họ dùng dằng một mối tình không duyên phận. Sau chiến tran

Về nhà

Đọc truyện đêm khuya

Về nhà

Nhân vật nữ chính trong "Về nhà" có những bước đường số phận khá trắc trở, long đong, nhiều sóng gió. Phải làm thiếu phụ không chồng khi tuổi còn quá trẻ, sau đó mất mẹ, tính cách cũng ngang bướng, không thông cảm được với bố, quyết định bỏ nhà lên thành phố tự bươn trải. Cô gái đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, nhưng vẫn có ý thức giữ gìn phẩm giá, có lòng tự trọng, luôn biết ơn và chu đáo với những người đã từng giúp đỡ mình. Cô gái ấy vẫn nuôi ý chí, nghị lực để vươn lên, hoàn thành tốt v

Vân tay mắt Phật

Đọc truyện đêm khuya

Vân tay mắt Phật

"Vân tay mắt Phật" là câu chuyện về nông thôn, về người nhà quê tồn tại trong mỗi nhân vật, trong cả chúng ta: khi ta mơ về một cái sân vườn thoáng rộng, khi ta thấy ngột ngạt trong những khoảng không chật hẹp, và giấc mơ của ta vẫn còn mang mùi đất.... Câu chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nhằm khắc họa sâu hơn đổi thay của làng quê cũng như khúc quanh của số phận con người.

Đồng cỏ

Đọc truyện đêm khuya

Đồng cỏ

Quá khứ và hiện tại trong bối cảnh “Đồng cỏ” của tác giả Vân Hạ khiến ta liên tưởng tới bài thơ “Sông Lấp” của nhà thơ Trần Tế Xương với những câu: “Sông kia rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Vương quốc đầm lầy tuổi thơ chỉ còn là ảo ảnh, là kỷ niệm. Nhưng cũng như đoạn sông Vị Hoàng chảy qua quê hương cụ Tú Thành Nam, dẫu đã bị bồi lấp thành đất thổ cư nhưng tiếng vọng từ thuở nguyên sơ mãi còn tha thiết tro

Hương bưởi ổi

Đọc truyện đêm khuya

Hương bưởi ổi

Bưởi ổi là một giống bưởi nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ. Câu chuyện về người dân Đồng Nai tìm giống cây chuyên canh cho vùng đất này được lồng vào câu chuyện tình yêu thật hấp dẫn. Mối tình thanh mai trúc mã giữa Điền - nhân vật kể chuyện và Vy Thúy tưởng sẽ êm đẹp và dịu ngọt như hương bưởi ổi quê nhà của Vy Thúy, nhưng cuối cùng lại đổ vỡ, bởi chuyện thừa kế, chia chác đất đai, bởi tính bảo thủ vốn đã ăn sâu vào nếp ăn, nếp nghĩ của người dân quê bấy nay.

Cánh diều đã bay lên

Đọc truyện đêm khuya

Cánh diều đã bay lên

Nhân vật chính của truyến là Thịnh - một quân nhân vừa xuất ngũ trở về quê hương. Mới ba năm thôi, nhưng bãi bồi ven sông không còn nữa. Bước chân Thịnh đi tới đâu, kỷ niệm xưa lại ùa về đến đó. Nào là tiếng cười của những đứa trẻ thôn quê chiều hè gửi ước mơ theo cánh diều lên trời cao; nào là những kỷ niệm thuở ấu thơ cậu bé Thịnh cày cuốc trên cánh đồng bãi; rồi những kỷ niệm vui đùa của chàng thanh niên Thịnh cùng cô bạn gái tên Chi… Thế nhưng, việc hút cát làm sạt lở bãi bồi khiến người dân

Nắng ở cuối cùng sông

Đọc truyện đêm khuya

Nắng ở cuối cùng sông

Sự đổi thay chóng mặt của nhiều làng quê cho thấy sức hút, sức phủ sóng tốc độ của các tiện nghi và lối sống hiện đại. Tuy vậy, vẫn có những người nông dân “ngược pha” khỏi làn sóng đó. Họ vẫn sống với những thói quen, công việc thời quá khứ, trong khi thôn xóm đã khác xưa. Họ không hiểu vì sao bản thân trở nên kỳ cục khi chẳng thể nào xoay chuyển, hòa mình hội nhập với đời sống mới đầy kỳ thú mà cộng đồng, những người thân đang tận hưởng. Bỗng dưng họ trở thành kẻ quê kệch, mặc cảm, lủi thủi vớ

Tắm Tết

Đọc truyện đêm khuya

Tắm Tết

Bắt nguồn từ một thói quen hơn nửa đời người, “Tắm Tết” mở ra khung cảnh tâm hồn thành tâm, chân quê và cũng rất đỗi dịu dàng, nữ tính của nhân vật “Dứa” – Người phụ nữ quá lứa lỡ thì tưởng đã trở nên thô ráp, dạn dày, chai sạn giữa dòng đời. Vì tình duyên lỡ dở, vì bộn bề mưu sinh, là người gắn bó với quê đến tận cùng gan ruột, chị cũng đành dằn lòng nhớ thương gửi lại – và gợi nhớ về gốc gác bản xứ mỗi năm một lần trong cuộc tẩy trần tiễn năm cũ, đón năm mới. Nhà văn Nguyễn Hiệp đã kỳ công cả

Dân cạp đất

Đọc truyện đêm khuya

Dân cạp đất

Tráng là thanh niên khỏe mạnh nhưng học chưa hết lớp 9 nên chỉ biết bán sức lao động kiếm miếng cơm, manh áo. Gia đình ít ruộng nên phải đi làm đụng, ai mướn việc gì thì làm việc đó. Tráng từng lên thành phố làm thuê nhưng không khí đô thị ngột ngạt khiến anh không quen... Sau mấy năm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Tráng trở về quê lập nghiệp. Với sự giúp đỡ của cô kỹ sư tên Kim, sau này là vợ Tráng, anh đã xây dựng được một trang trại khang trang...

Cô Sáu Cam

Đọc truyện đêm khuya

Cô Sáu Cam

Câu chuyện buồn, vui nhiều cảm xúc của người phụ nữ tên Sáu Cam gắn bó với mảnh vườn của mình. “Bán hay không bán” - câu hỏi trong lòng nhân vật Sáu Cam có lẽ cũng là nỗi băn khoăn của không ít người nông dân trước đổi thay của cuộc sống. Lao động vất vả, chăm bón cả năm mà lại gặp điệp khúc “được mùa mất giá”, không ít người đã bán mảnh vườn cha ông để lại hoặc nhiều năm gây dựng để thay đổi cuộc đời. Nhưng bà Sáu Cam không làm như vậy. Trải qua mấy năm cơ cực khi trái cây mất giá, cuối cùng bà

Gà trên núi Cơi Pòn

Đọc truyện đêm khuya

Gà trên núi Cơi Pòn

Bình thường gà mái đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, nhưng đằng này nó lại biết gáy. Nghĩ có điềm chẳng lành, bà Vùa tìm đến nhà lão Vạng làm nghề thầy cúng. Tin vào lời thầy cúng háo danh, bà Vùa đã ngăn cản hạnh phúc riêng của con trai mình. Thế nhưng, lòng tham, sự ích kỷ, thói xấu xa của con người không thể bẻ cong, làm biến dạng, làm mất đi cái đẹp, sự lương thiện…

Hoa pằng nảng rơi rơi

Đọc truyện đêm khuya

Hoa pằng nảng rơi rơi

Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trời biên ải, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Dúa là một cô gái bất hạnh trong tình yêu. Nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyền từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những ngườ

Đá cuội đỏ

Đọc truyện đêm khuya

Đá cuội đỏ

Với truyện ngắn “Đá cuội đỏ”, nhà văn Đỗ Bích Thúy thể hiện nỗi trăn trở về cuộc sống nghèo nàn trên vùng núi. Dưới ngòi bút mượt mà, những trang văn mang đậm sự chân thật, hồn nhiên, mộc mạc trong tâm hồn của đồng bào dân tộc và vẻ đẹp dịu dàng, man mác chất thơ, một không gian đầy hoa lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác tẩu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong

Ngày cuối cùng của chiến tranh

Đọc truyện đêm khuya

Ngày cuối cùng của chiến tranh

Bí mật các nữ tu cất giấu trong ngôi Thánh đường, nơi cư ngụ của một cô nhi viện từ miền Trung di tản vào vùng ven Sài Gòn thực sự khiến người đọc, người nghe ngỡ ngàng. Nhưng cũng nhờ cái kết bất ngờ ấy, truyện ngắn “Ngày cuối cùng của chiến tranh” của nhà văn Vũ Cao Phan đã đọng lại dư vị nhói lòng, ám ảnh. Với logic thường tình, tưởng như trong căn nhà nguyện khả nghi lúc nào cũng đóng cửa kia đang dung dưỡng những kẻ ẩn náu – và cũng như những người lính giải phóng, người đọc, người nghe hồi

Đọc truyện đêm khuya

Đọc truyện đêm khuya

Đọc truyện đêm khuya

Tổng hợp các truyện ngắn trong chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam.