• Zalo

Thủ tướng Nhật không đồng ý từ chức vì sự cố Fukushima

Thế giớiThứ Năm, 14/04/2011 06:46:00 +07:00Google News

(VTC News) - Ngày 13/4, dư luận quốc tế nóng bỏng xung quanh việc Nhật nâng mức cảnh báo đối với sự cố hạt nhân từ mức 5 lên mức 7.

(VTC News) - Ngày 13/4, dư luận quốc tế nóng bỏng xung quanh việc Nhật nâng mức cảnh báo đối với sự cố hạt nhân từ mức 5 lên mức 7.

 

Theo tin tức từ phía Nhật Bản, việc nâng lên mức 7 dẫn đến sự phẫn nộ và bất an của các nạn nhân sau thảm họa. Trên báo Sankei Shimbun có đưa tin, các nạn nhân động đất lo lắng sẽ bị thế giới kỳ thị. Bài báo cho rằng, bất kể là có nâng lên cấp nào nhưng vấn đề quan trọng là cách giải quyết như thế nào. Nhật báo Yomiuri Shimbun thì cho rằng, việc này ảnh hưởng đến hình tượng Nhật Bản trong con mắt quốc tế.

 

 Thủ tướng Nhật Naoto Kan đang chịu sức ép từ nhiều phía

Trong khi đó, tờ Daily mail nước Anh ngày 13/4 có viết, Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản kéo dài việc công bố nâng mức độ cảnh báo sự cố hạt nhân
Fukushima
, lý do là “muốn tìm những chứng cứ đáng tin cậy”. Việc nâng lên mức cảnh báo cao nhất làm cho nhân dân Nhật Bản và các nước lân cận lo lắng, và sợ Nhật Bản còn giấu nhiều thông tin khác không công bố.

 

Hãng thông tấn của Pháp Agence France-Presse (AFP) trích dẫn lời của tổ chức Hòa bình xanh thế giới cho rằng, động thái Nhật Bản quyết định nâng mức cảnh báo lên mức 7 là “hơi muộn”, ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản có ý che đậy những hậu quả của bi kịch nhân loại.

 

Mặc dù trước đó, Nhật Bản đã tuyên bố mức phóng xạ đã giảm dần và ổn định; ngày 12, 13 theo dõi lượng phóng xạ ở đông bắc và Kanto không hề tăng cao, ở

Tokyo
có giảm xuống; tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu của Nga cho rằng, do thời gian rò rỉ kéo dài, nên lượng phóng xạ của nhà máy Fukushima có thể vượt qua so với Chernobyl, sự tích tụ phóng xạ trong chất thải có thể gấp 50 lần so với Chernobyl. Chuyên gia này thậm chí còn cho rằng, với hành động xả nước thải nhiễm xạ ra biển, Nhật Bản có thể phải có mặt ở tòa án quốc tế Hague.

 

Trước việc Nhật Bản chậm trễ công bố mức độ rò rỉ phóng xạ và công ty điện lực Tokyo tự ý xả nước thải ra biển, có chuyên gia cảnh báo, mối quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng cũng như phương Tây sẽ không được như trước nữa. Nhật Bản nên sớm thông báo tình hình thực tế với các nước, để tìm được sự thông cảm. Thế nhưng Nhật Bản vẫn chưa có động thái để cải thiện quan hệ đối ngoại.

 

Ngày 12/4, Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc lên tiếng cho biết sự cố rò rỉ phóng xạ ở Nhật có ảnh hưởng không lớn đối với môi trường Trung Quốc, chỉ bằng 1% so với vụ

Chernobyl
. Vụ Chernobyl năm 1986 là vụ nổ, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng lượng phóng xạ cao, còn Fukushima thì lượng phóng xạ rò rỉ kéo dài, mức độ phân tán trong không khí từ từ, lượng phóng xạ thấp hơn. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho biết sẽ theo dõi và giám sát lượng phóng xạ thải ra không khí và nước biển.

 

Mặc dù phải chịu nhiều chỉ trích, nhưng trong buổi họp báo ngày 12/4, Thủ tướng Nhật

NaotoKan
đã từ chối từ chức. Ông nói rằng, sau động đất, ông đã chỉ đạo kịp thời cứu nạn, cứu được nhiều sinh mạng người dân và đã có nhiều biện pháp để đối phó với vấn đề rò rỉ phóng xạ. Ngoài ra, ông tuyên bố việc bồi thường cho sự cố rò rỉ phóng xạ trước hết do Công ty điện lực Tokyo chịu trách nhiệm, nhưng chính phủ Nhật Bản cũng có trách nhiệm trong đó.

 

Hiện nay, công tác xả nước nhiễm xạ tại

Fukushima
vẫn được tiếp tục. Ngày 13/4, Công ty điện lực Tokyo đã xử lý 250 tấn nước nhiễm xạ cao, làm cho mức nước trong lò phản ứng số 2 giảm xuống 4cm. Do hàng loạt dư chấn nên công tác xả nước thải đến ngày 12/4 mới bắt đầu, dự tính phải mất 40 giờ để xử lý hết 700 tấn nước thải.

 

Nhiệt độ trong tổ máy số 4 hiện tại khoảng 90 độ C, lượng phóng xạ khoảng 84 mili sievert, cao hơn mức trung bình cho phép làm nhiều người lo lắng. TEPCO cho biết sẽ dựa trên thành phần và hàm lượng chất phóng xạ để xác định xem lõi thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng đã bị hư hại hay chưa.

 

Cẩm Lệ (theo Chinanews)

Bình luận
vtcnews.vn