(VTC News) - Hầu hết các quán ăn vỉa hè xung quanh bệnh viện thường được bày bán dưới đất, ngay sát đường đi mà không cần che đậy, nhưng vẫn được rất đông bệnh nhân và người thân bệnh nhân, thậm chí còn có cả những người lao động.
Nhộn nhạo thức ăn đường phố
Dạo quanh một lượt tại các bệnh viện K, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản... rất nhiều các quán cơm bụi di động “mọc” san sát trên vỉa hè. Từ bún ốc, bún đậu, cháo gà, trứng vịt lộn đến cơm, phở đều được bày bán.
Đồ ăn ở đây được đựng trong những túi ni lông, hộp nhựa hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi bụi mù mà không cần che đậy...
Quan sát những hàng bún đậu, bún gà được bày bán trên vỉa hè mới thấy nỗi kinh hoàng mang tên an toàn vệ sinh thực phẩm. Những tô bún, phở nghi ngút khói mà thực khách thưởng thức được “bốc” bằng hai bàn tay trần nhơn nhớt của chủ quán. Bên cạnh bếp đun nấu là bàn ghế nhếch nhác, nền đất bẩn thỉu, rác xả tứ tung ruồi bâu nhặng bấu... Thức ăn cặn thừa thì gặp đâu đổ đấy khiến đường phố càng thêm mất vệ sinh.
Bác Thành, bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện Việt Đức cho biết: “Ăn cơm ở trong quán không được thoải mái cho lắm, với lại vừa đắt, vừa ít thức ăn nữa cho nên tôi hay ra đây ăn, ăn ở đây được cái là thoáng mát, tiện thể ngồi ngắm đường phố cho nó khuây khỏa đầu óc”.
Bẩn nhưng vẫn đông khách
Mặc dù vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cảnh báo và phản ánh nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều người vẫn “khuất mắt trông coi”, một phần vì đa số các bệnh nhân và người nhà đều ở các tỉnh khác ra khám bệnh nên không thế tự nấu ăn được, mặt khác ăn ở quán cho tiện để bảo đảm giờ thăm khám bệnh nhân.
Đáng nói là hầu hết các hàng rong là di động nên lượng nước dùng để rửa bát đũa rất là hạn chế. Mỗi quán vỉa hè chỉ có một tới hai xô nước để rửa cho hàng trăm xuất ăn của khách hàng. Khách ăn xong bát, đũa vứt đầy xuống đất lẫn cả vào giấy ăn, bụi đường. Có khi quán đông quá hàng chục, hàng trăm chiếc không rửa kịp chỉ cần chủ quán nhúng qua nước là có thể mời thực khách ăn tiếp, rất nhanh mà không tốn thời gian.
Cứ khoảng tầm 11 giờ trưa hay 5 giờ chiều, các quán ăn vỉa hè, gánh hàng rong trước bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản nườm nượp thực khách. Phần lớn họ là những người nhà bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.
Khi chúng tôi hỏi về nỗi lo vệ sinh thực phẩm, nhiều thực khách tặc lưỡi: “Vẫn biết là ăn ở vỉa hè sẽ không được vệ sinh lắm nhưng mà giờ hàng hóa đắt đỏ, ăn ở đây vừa được rẻ mà lại tiện lợi”.
Giá mỗi suất ăn ở vỉa hè dao động từ 15.000 – 20.000 nghìn đồng. Chính vì lẽ đó mà người nhà bệnh nhân thay vì phải mua đồ ăn từ căng tin của bệnh viện lại chọn mua từ gánh hàng rong.
Chị Nguyễn Thị Thủy (Nam Định) cho biết: “Đồ ăn ở vỉa hè cũng bình thường nhưng lại được nhiều mà giá cả phải chăng. Chứ ăn ở căng tin thì đắt quá”.
Biết là mất vệ sinh và có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao, nhưng nhu cầu của người dân ăn quán vỉa hè vẫn rất lớn. “Bẩn” nhưng họ vẫn chọn, vẫn mua. Các quán ăn, gánh hàng rong theo đó mà tồn tại, có cầu thì tất có cung.
Nguy cơ dịch bệnh gia tăng
Hà Nội đang trong thời kỳ giao mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Hàng rong có giá mềm vì người bán thường mua hàng giá rẻ, thậm chí ôi thiu từ các cơ sở chế biến lậu nên chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm không được kiểm soát.
Các quán ăn đường phố mặt bằng quá nhỏ, không đủ nước sạch để rửa, phải xách từng xô nước dẫn đến việc bát, đũa, bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng là đương nhiên.
Đáng lo ngại hơn là ta không thể nhận ra vi khuẩn, vi trùng bằng mắt thường nên dùng dụng cụ ăn uống mất vệ sinh mà không biết nên thường dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây ra bệnh đường ruột mãn tính như lị mãn tính, viêm đại tràng mãn tính hoặc một nguy cơ khác cũng lây qua đường ăn uống là nhiễm viêm gan siêu vi A. Chính vì vậy mà người tiêu dùng nên thận trọng khi dùng thức ăn đường phố, đừng vì ham rẻ mà để mắc bệnh.
Một bác sĩ của bệnh viện K khi đi qua dãy các quán ăn di động này có nhỏ nhẹ nhắc nhở một vài người chú ý về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Chị nói với một bà cụ ra chăm con trai: "Ăn ở đây thì đi chữa bệnh mà chỉ sợ lại rước thêm bệnh đấy cụ ạ".
Các ngành chức năng cũng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với hàng rong gây mất mỹ quan đô thị, chỉ vì một chút lợi ích nhỏ mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Công Luật – Lê Thơm
Nhộn nhạo thức ăn đường phố
Dạo quanh một lượt tại các bệnh viện K, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản... rất nhiều các quán cơm bụi di động “mọc” san sát trên vỉa hè. Từ bún ốc, bún đậu, cháo gà, trứng vịt lộn đến cơm, phở đều được bày bán.
Bệnh nhân và người thân chen nhau mua thức ăn ở gần cổng bệnh viện Việt Đức |
Đồ ăn ở đây được đựng trong những túi ni lông, hộp nhựa hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi bụi mù mà không cần che đậy...
Quan sát những hàng bún đậu, bún gà được bày bán trên vỉa hè mới thấy nỗi kinh hoàng mang tên an toàn vệ sinh thực phẩm. Những tô bún, phở nghi ngút khói mà thực khách thưởng thức được “bốc” bằng hai bàn tay trần nhơn nhớt của chủ quán. Bên cạnh bếp đun nấu là bàn ghế nhếch nhác, nền đất bẩn thỉu, rác xả tứ tung ruồi bâu nhặng bấu... Thức ăn cặn thừa thì gặp đâu đổ đấy khiến đường phố càng thêm mất vệ sinh.
Bác Thành, bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện Việt Đức cho biết: “Ăn cơm ở trong quán không được thoải mái cho lắm, với lại vừa đắt, vừa ít thức ăn nữa cho nên tôi hay ra đây ăn, ăn ở đây được cái là thoáng mát, tiện thể ngồi ngắm đường phố cho nó khuây khỏa đầu óc”.
Một dãy hàng ăn tại cổng bệnh viện K |
Bẩn nhưng vẫn đông khách
Mặc dù vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cảnh báo và phản ánh nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều người vẫn “khuất mắt trông coi”, một phần vì đa số các bệnh nhân và người nhà đều ở các tỉnh khác ra khám bệnh nên không thế tự nấu ăn được, mặt khác ăn ở quán cho tiện để bảo đảm giờ thăm khám bệnh nhân.
Bát đĩa ăn xong vứt luôn ngay cạnh lề đường |
Đáng nói là hầu hết các hàng rong là di động nên lượng nước dùng để rửa bát đũa rất là hạn chế. Mỗi quán vỉa hè chỉ có một tới hai xô nước để rửa cho hàng trăm xuất ăn của khách hàng. Khách ăn xong bát, đũa vứt đầy xuống đất lẫn cả vào giấy ăn, bụi đường. Có khi quán đông quá hàng chục, hàng trăm chiếc không rửa kịp chỉ cần chủ quán nhúng qua nước là có thể mời thực khách ăn tiếp, rất nhanh mà không tốn thời gian.
Cứ khoảng tầm 11 giờ trưa hay 5 giờ chiều, các quán ăn vỉa hè, gánh hàng rong trước bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản nườm nượp thực khách. Phần lớn họ là những người nhà bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.
Khi chúng tôi hỏi về nỗi lo vệ sinh thực phẩm, nhiều thực khách tặc lưỡi: “Vẫn biết là ăn ở vỉa hè sẽ không được vệ sinh lắm nhưng mà giờ hàng hóa đắt đỏ, ăn ở đây vừa được rẻ mà lại tiện lợi”.
Một quán cơm di động gần bệnh viện Phụ sản |
Giá mỗi suất ăn ở vỉa hè dao động từ 15.000 – 20.000 nghìn đồng. Chính vì lẽ đó mà người nhà bệnh nhân thay vì phải mua đồ ăn từ căng tin của bệnh viện lại chọn mua từ gánh hàng rong.
Chị Nguyễn Thị Thủy (Nam Định) cho biết: “Đồ ăn ở vỉa hè cũng bình thường nhưng lại được nhiều mà giá cả phải chăng. Chứ ăn ở căng tin thì đắt quá”.
Biết là mất vệ sinh và có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao, nhưng nhu cầu của người dân ăn quán vỉa hè vẫn rất lớn. “Bẩn” nhưng họ vẫn chọn, vẫn mua. Các quán ăn, gánh hàng rong theo đó mà tồn tại, có cầu thì tất có cung.
Nguy cơ dịch bệnh gia tăng
Hà Nội đang trong thời kỳ giao mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Hàng rong có giá mềm vì người bán thường mua hàng giá rẻ, thậm chí ôi thiu từ các cơ sở chế biến lậu nên chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm không được kiểm soát.
Người dân ngồi ăn vô tư ngay trên vỉa hè có rất đông người qua lại |
Các quán ăn đường phố mặt bằng quá nhỏ, không đủ nước sạch để rửa, phải xách từng xô nước dẫn đến việc bát, đũa, bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng là đương nhiên.
Đáng lo ngại hơn là ta không thể nhận ra vi khuẩn, vi trùng bằng mắt thường nên dùng dụng cụ ăn uống mất vệ sinh mà không biết nên thường dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây ra bệnh đường ruột mãn tính như lị mãn tính, viêm đại tràng mãn tính hoặc một nguy cơ khác cũng lây qua đường ăn uống là nhiễm viêm gan siêu vi A. Chính vì vậy mà người tiêu dùng nên thận trọng khi dùng thức ăn đường phố, đừng vì ham rẻ mà để mắc bệnh.
Một bác sĩ của bệnh viện K khi đi qua dãy các quán ăn di động này có nhỏ nhẹ nhắc nhở một vài người chú ý về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Chị nói với một bà cụ ra chăm con trai: "Ăn ở đây thì đi chữa bệnh mà chỉ sợ lại rước thêm bệnh đấy cụ ạ".
Các ngành chức năng cũng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với hàng rong gây mất mỹ quan đô thị, chỉ vì một chút lợi ích nhỏ mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Công Luật – Lê Thơm
Bình luận