(VTC News) - Hàng Việt muốn về nông thôn, phải đầu tư cho hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị nhưng thuế tính cho các chi phí này lại quá cao, vì vậy người ở nông thôn vẫn rất khó tiếp cận với hàng Việt.
Trong khi đó, để kiểm soát nguồn hàng nhập lậu vào thị trường Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường lại không có sự phối hợp chặt chẽ, các mặt hàng như quần áo, giày dép, bánh kẹo vẫn được bày bán tràn lan trong các cửa hàng.
“Sức cạnh tranh kém hơn, trong khi hàng lậu không được kiểm soát chặt càng khiến cho hàng Việt Nam khó tiêu thụ hơn, đặc biệt thị trường nông thôn lại chưa phát triển, việc đưa hàng về nông thôn còn nhiều yếu tố bất lợi”, ông Kiêm nhấn mạnh.
Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cái khó đối với hàng Việt hiện nay đến từ nhiều yếu tố như: chính sách thắt chặt tín dụng khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều thiết bị khoa học công nghệ sản xuất đã lạc hậu, có những loại máy móc được sử dụng từ những năm 1960 – 1970 đến nay vẫn đang hoạt động. Điều đó khiến cho năng suất, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.
Đặc biệt, chính sách về thuế đối với hàng Việt vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể muốn cho hàng Việt về nông thôn thì phát triển mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị, nhưng những vấn đề này phải chịu thuế khá cao (khoảng 7%) và không cho phép có nhiều chi phí quảng cáo. Thuế này lại đánh đổ đồng loạt tất cả doanh nghiệp, nên đối với những đơn vị chế tạo máy thì không cần thiết, nhưng những đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng thì lại thành một vật cản.
“Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp của ta lại khá nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp. Đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc thì có nhiều điều kiện để lộng hành, chúng ta cũng không có các hàng rào kỹ thuật để chống lại với những mặt hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, nhất là tình hình gần đây thương nhân Trung Quốc đang rất nhiều”, ông Doanh bày tỏ.
Còn ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thì phân tích, vật cản khiến cho hàng Việt chưa chiếm lĩnh được thị trường nội địa là do mạng lưới phân phối vẫn rời rạc, nhất vùng nông thôn.
Hiện nay các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa biết liên kết với nhà phân phối để tận dụng hết tiềm năng của mình. Hệ thống phân phối mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, trong khi vùng nông thôn và nhiều tỉnh thành khác lại đang bỏ ngỏ.
Hàng hóa muốn được đưa vào các hệ thống phân phối cũng rất khó khăn, nhất là các siêu thị vì mức chiết khấu cao và mất nhiều khoản chi phí khác.
Mặt khác, theo ông Phú, cơ chế chính sách cho thị trường nội địa cũng ít được quan tâm. Thống kê chi phí xúc tiến thương mại cả năm 2010 cho hàng Việt là khoảng 50 tỷ đồng, số tiền này quá ít, trong khi cách thức tiếp thị còn nhiều hạn chế.
“Các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn chưa nhận thức đúng việc phải cải tiến mẫu mã, không có bộ phận nghiên cứu thị trường và kinh doanh, chưa xây dựng chiến lược cho sản phẩm, định vị thương hiệu. Do đó, giá trị gia tăng đem lại cho hàng Việt không nhiều, vì đa số phải tra chi phí thiết kế cho đối tác nước ngoài”, ông Phú cho biết.
Tất cả các yếu tố trên đã làm cho hàng Việt càng khó cạnh tranh với hàng nước ngoài, đặc biệt là các loại hàng nhập lậu. Một ví dụ cụ thể nhất được ông Phú dẫn ra là, 1 bộ comple của Trung Quốc giá thành chỉ khoảng 87.000 đồng, trong khi đó 1 bộ comple do Việt Nam sản xuất có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng/bộ (chất liệu bình thường) và hàng triệu đồng/bộ (chất lượng tốt).
Phát triển tốt hệ thống phân phối
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều chuyên gia thừa nhận, hàng Việt Nam cũng có những lợi thế nhất định của mình.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, lợi thế lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là dễ nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, phản ứng nhanh nhạy với các tín hiệu của thị trường, có nhiều doanh nghiệp đã “chịu khó, chịu khổ” trong tiếp cận thị trường, nhất là các doanh nghiệp miền Nam.
“Chất lượng của hàng Việt đang ngày càng được đánh giá cao hơn, đây chính là thuận lợi để thời gian tới hàng Việt có thể thâm nhập sâu hơn không chỉ với thị trường trong nước, mà còn với thị trường quốc tế”, ông Doanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, theo ông Doanh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực cải tiến công nghệ, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm.
“Nhà nước cũng phải có chính sách giảm thuế, bảo đảm cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, thực hiện việc kích cầu và đẩy mạnh hơn cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt. Đồng thời, có biện pháp ngăn cản hàng ngoại nhập cạnh tranh với hàng Việt”, ông Doanh nêu ý kiến.
Còn theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, lợi thế lớn nhất của hàng Việt hiện nay là có nhiều sản phâm đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt như: Nước mắm Phú Quốc, kem đánh răng Dạ Lan, quần áo Việt Tiến, dệt len Mùa Đông,…
Tuy nhiên, theo ông Phú, dù có lợi thế nhưng hàng Việt vẫn đang loay hoay tìm thị trường cho mình. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn, nhà nước phải có sự quan tâm đúng mức, gợi mở cơ chế chính sách về đất đai, vay vốn hợp lý. Đồng thời, đẩy mạnh việc kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Đặc biệt, phải đầu tư cho việc xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu. Cụ thể, quỹ để xúc tiến thương mại phải được trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, chứ không phải dùng tiền ngân sách theo kiểu bao cấp, có như thế chi việc chi tiêu mới tiết kiệm và hợp lý.
“Bên cạnh đó, cũng phải liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu phân phối, giảm ma sát bằng 0 từ sản xuất đến phân phối. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải xây dựng kế hoạch quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh phù hợp”, ông Phú chia sẻ.
Châu Anh
Khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc nhập lậu
Hai năm trở lại đây, nhờ thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, số lượng người dùng hàng Việt đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, dù có cải thiện đáng kể, song hàng Việt vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được sân nhà.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, khó khăn lớn nhất đối với hàng Việt chính là tính cạnh tranh đối với hàng nhập lậu từ các nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Với hàng Trung Quốc nhập lậu, giá của hàng Việt Nam thường cao hơn, trong khi mẫu mã, kiểu dáng thì đơn điệu và chậm cải tiến. Có những mẫu hai, ba năm vẫn giữ nguyên kiểu dáng, chỉ cách điệu một vài chi tiết nhỏ.
Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: N.Y |
“Sức cạnh tranh kém hơn, trong khi hàng lậu không được kiểm soát chặt càng khiến cho hàng Việt Nam khó tiêu thụ hơn, đặc biệt thị trường nông thôn lại chưa phát triển, việc đưa hàng về nông thôn còn nhiều yếu tố bất lợi”, ông Kiêm nhấn mạnh.
Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cái khó đối với hàng Việt hiện nay đến từ nhiều yếu tố như: chính sách thắt chặt tín dụng khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều thiết bị khoa học công nghệ sản xuất đã lạc hậu, có những loại máy móc được sử dụng từ những năm 1960 – 1970 đến nay vẫn đang hoạt động. Điều đó khiến cho năng suất, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.
Đặc biệt, chính sách về thuế đối với hàng Việt vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể muốn cho hàng Việt về nông thôn thì phát triển mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị, nhưng những vấn đề này phải chịu thuế khá cao (khoảng 7%) và không cho phép có nhiều chi phí quảng cáo. Thuế này lại đánh đổ đồng loạt tất cả doanh nghiệp, nên đối với những đơn vị chế tạo máy thì không cần thiết, nhưng những đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng thì lại thành một vật cản.
“Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp của ta lại khá nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp. Đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc thì có nhiều điều kiện để lộng hành, chúng ta cũng không có các hàng rào kỹ thuật để chống lại với những mặt hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, nhất là tình hình gần đây thương nhân Trung Quốc đang rất nhiều”, ông Doanh bày tỏ.
Còn ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thì phân tích, vật cản khiến cho hàng Việt chưa chiếm lĩnh được thị trường nội địa là do mạng lưới phân phối vẫn rời rạc, nhất vùng nông thôn.
Hiện nay các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa biết liên kết với nhà phân phối để tận dụng hết tiềm năng của mình. Hệ thống phân phối mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, trong khi vùng nông thôn và nhiều tỉnh thành khác lại đang bỏ ngỏ.
Hàng hóa muốn được đưa vào các hệ thống phân phối cũng rất khó khăn, nhất là các siêu thị vì mức chiết khấu cao và mất nhiều khoản chi phí khác.
Mặt khác, theo ông Phú, cơ chế chính sách cho thị trường nội địa cũng ít được quan tâm. Thống kê chi phí xúc tiến thương mại cả năm 2010 cho hàng Việt là khoảng 50 tỷ đồng, số tiền này quá ít, trong khi cách thức tiếp thị còn nhiều hạn chế.
“Các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn chưa nhận thức đúng việc phải cải tiến mẫu mã, không có bộ phận nghiên cứu thị trường và kinh doanh, chưa xây dựng chiến lược cho sản phẩm, định vị thương hiệu. Do đó, giá trị gia tăng đem lại cho hàng Việt không nhiều, vì đa số phải tra chi phí thiết kế cho đối tác nước ngoài”, ông Phú cho biết.
Tất cả các yếu tố trên đã làm cho hàng Việt càng khó cạnh tranh với hàng nước ngoài, đặc biệt là các loại hàng nhập lậu. Một ví dụ cụ thể nhất được ông Phú dẫn ra là, 1 bộ comple của Trung Quốc giá thành chỉ khoảng 87.000 đồng, trong khi đó 1 bộ comple do Việt Nam sản xuất có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng/bộ (chất liệu bình thường) và hàng triệu đồng/bộ (chất lượng tốt).
Phát triển tốt hệ thống phân phối
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều chuyên gia thừa nhận, hàng Việt Nam cũng có những lợi thế nhất định của mình.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, lợi thế lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là dễ nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, phản ứng nhanh nhạy với các tín hiệu của thị trường, có nhiều doanh nghiệp đã “chịu khó, chịu khổ” trong tiếp cận thị trường, nhất là các doanh nghiệp miền Nam.
“Chất lượng của hàng Việt đang ngày càng được đánh giá cao hơn, đây chính là thuận lợi để thời gian tới hàng Việt có thể thâm nhập sâu hơn không chỉ với thị trường trong nước, mà còn với thị trường quốc tế”, ông Doanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, theo ông Doanh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực cải tiến công nghệ, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm.
“Nhà nước cũng phải có chính sách giảm thuế, bảo đảm cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, thực hiện việc kích cầu và đẩy mạnh hơn cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt. Đồng thời, có biện pháp ngăn cản hàng ngoại nhập cạnh tranh với hàng Việt”, ông Doanh nêu ý kiến.
Còn theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, lợi thế lớn nhất của hàng Việt hiện nay là có nhiều sản phâm đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt như: Nước mắm Phú Quốc, kem đánh răng Dạ Lan, quần áo Việt Tiến, dệt len Mùa Đông,…
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet ) |
Đặc biệt, phải đầu tư cho việc xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu. Cụ thể, quỹ để xúc tiến thương mại phải được trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, chứ không phải dùng tiền ngân sách theo kiểu bao cấp, có như thế chi việc chi tiêu mới tiết kiệm và hợp lý.
“Bên cạnh đó, cũng phải liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu phân phối, giảm ma sát bằng 0 từ sản xuất đến phân phối. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải xây dựng kế hoạch quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh phù hợp”, ông Phú chia sẻ.
Châu Anh
Bình luận