Đề xuất tăng mức phạt, trừ hết điểm bằng lái xe với người vi phạm nồng độ cồn
Lái xe vi phạm nồng độ cồn ngoài bị xử phạt nặng còn đối diện với hình thức phạt bổ sung đó là trừ hết 12 điểm bằng lái.
Lái xe vi phạm nồng độ cồn ngoài bị xử phạt nặng còn đối diện với hình thức phạt bổ sung đó là trừ hết 12 điểm bằng lái.
Nghị định 100/2019 quy định người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô.
Đi xe đạp điện về nhà sau cuộc nhậu, ông Lô tông vào cây, tử vong, người bạn mời ông uống rượu bị tòa buộc bồi thường hơn 310 nghìn nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng).
Đề xuất giảm mức phạt với tài xế có nồng độ cồn bằng hoặc dưới 0,25mg/lít chỉ hợp lý với xe máy; còn với ô tô, mức phạt 800 nghìn - 1 triệu đồng không đủ sức răn đe.
Một ngụm rượu hay nửa lon bia cũng khiến một số người chuếnh choáng hoặc buồn ngủ, rất nguy hiểm nếu lái xe, vì vậy giảm mức phạt với nồng độ cồn thấp là không nên.
Từ khi bỏ “vùng xanh” về nồng độ cồn và tăng mức phạt tiền, tệ nạn lái xe sau khi uống rượu bia giảm hẳn; cớ gì lại giảm mức phạt khiến thói tùy tiện quay trở lại?
Ý thức người dân tăng sau thời gian xử lý ngặt nghèo, đã đến lúc giảm mức phạt với tài xế có nồng độ cồn chưa vượt 0,25 mg/lít khí thở, mức mà nhiều nước không phạt.
Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở.
Mặc dù trong người có nồng độ cồn, Thắng vẫn lái ô tô ra đường và gây tai nạn khiến người đi xe máy thiệt mạng.
Bị CSGT lập biên bản xử phạt vi phạm nồng độ cồn, ông S. (làm nghề thầy cúng) cho biết đã uống một cốc bia sau khi làm lễ do nể chủ nhà.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng và xử lý kỷ luật những cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.
Phòng CSGT, Công an tỉnh Lào Cai vừa xử phạt 46 triệu đồng một hiệu trưởng trường THPT ở huyện Mường Khương vì vi phạm nồng độ cồn.
Sau khi bị CSGT lập biên bản xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, tài xế xe máy nói vẫn còn tỉnh táo và lái được xe.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng nên cho phép tỷ lệ nồng độ cồn tối thiểu, thay vì 'bằng 0' và cần có sự đánh giá khách quan về vấn đề này.
Sau khi uống 3 lon bia tại đám tang người bạn, ông D. có nồng độ cồn mức 0,390mg/lít khí thở, bị CSGT lập biên bản phạt 4,5 triệu đồng, tước bằng lái 17 tháng.
Thấy tổ công tác, tài xế Đ. liền xuống xe dắt bộ, tuy nhiên, CSGT đã ghi hình, phát hiện và yêu cầu ông vào khu vực kiểm tra nồng độ cồn.
Trưởng Công an phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị cách chức, điều chuyển công tác do có hành vi uống rượu lái xe dẫn đến tai nạn, sau đó còn đe doạ dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nói rằng ông chỉ đặt ra trong nội bộ về những vấn đề bất cập cần phải thay đổi, không ngờ đoạn phát biểu này lại gây "bão mạng".
Bị CSGT lập biên bản xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn gấp 9 lần mức kịch khung, tài xế xe máy chống đối, đòi xem chuyên đề và lấy lý do đang dẫn đường xe cứu thương.
Bị phạt vi phạm nồng độ cồn, bà N. giải thích bà làm nghề nấu rượu nên thường uống thử trước khi giao cho khách và không nghĩ đi xe đạp cũng bị cấm sử dụng rượu bia.
Với mức vi phạm 0,469mg/lít khí thở, nữ tài xế ở Quảng Ninh bị phạt 35 triệu đồng, tạm giữ ô tô 10 ngày và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.
Bà L. (SN 1961) điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, đây là trường hợp nữ tài xế cao tuổi nhất bị xử lý nồng độ cồn thời gian qua ở Hà Nội.
Tổ công tác Đội CSGT số 6 (Công an Hà Nội) triển khai phương án hóa trang kết hợp công khai xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều 'ma men' hết đường né tránh.
Công an TP Bắc Giang đã kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố tài xế xe Audi say rượu tông chết 3 người trong cùng gia đình.
Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn.
Khi bị CSGT yêu cầu xuống xe để kiểm tra nồng độ cồn, tài xế bất ngờ tăng ga, lạng lách lao vào tổ công tác, hất một cán bộ lên nắp capo rồi bỏ chạy.
Nam tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của tổ công tác, gọi điện thoại kéo dài thời gian và nói có người thân là phó chủ tịch để bỏ qua vi phạm.
Thời điểm phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn vào đêm muộn, lực lượng CSGT đã sử dụng xe đặc chủng để đưa hành khách trên ô tô khách về.
Sau khi lái xe lao về phía tổ công tác, tài xế "ma men" Đỗ Đình Tám xông vào túm áo, vật ngã một CSGT khiến chiến sỹ này phải nhập viện điều trị.
Việc cấm tiệt lái xe sau khi uống rượu không chỉ làm giảm tai nạn mà còn đem lại nhiều yêu thương, ấm áp cho các gia đình, góp phần loại bỏ “văn hóa ép rượu” man rợ.