Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên 4.0, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng được hưởng ứng bởi có thể dễ nhận thấy CNTT giúp phát triển sản phẩm nhờ các công nghệ mang tính tự động hóa giúp cải tiến các dịch vụ và sản phẩm; phát triển được thị trường và các hình thức bán hàng hiệu quả với chi phí thấp... Đặc biệt, trong bối cảnh biến động toàn cầu do đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn.
Là một trong những doanh nhân trẻ có thành tựu nổi bật trong ngành xuất nhập khẩu, doanh nhân Nguyễn Trung Trực – hiện là CEO của doanh nghiệp Hikari Việt Hương Logistics – một trong những công ty xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam hiện nay với gần 15 năm ra đời và phát triển, cũng đã nhanh chóng cập nhật sự chuyển dịch của xu hướng chuyển đổi số đến doanh nghiệp của mình trong dòng chảy công nghệ 4.0 của thế giới.
Theo doanh nhân Nguyễn Trung Trực cho biết, trong những năm gần đây, thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nền kinh tế thị trường tự do đang thúc đẩy các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, là lý do thúc đẩy các doanh nghiệp logistics phát triển trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Do vậy, phần lớn các doanh nghiệp vận tải logistics là những doanh nghiệp đi đầu về việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại doanh nghiệp Hikari Việt Hương Logistics chúng tôi cũng không nằm ngoài quy luật này.
"Chúng tôi đã và đang tiếp tục đầu tư vào công nghệ để cải thiện tốc độ tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng mới và tăng cường tự động hóa. Có thể kể đến như việc chuyển đổi kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng cách thức, các lô hàng được kiểm soát và các chuỗi cung ứng được quản lý một cách hiệu quả, nhanh chóng và đồng bộ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nhân sự và đảm bảo về sự chính xác của dữ liệu, thông tin", doanh nhân Nguyễn Trung Trực chia sẻ.
Mặc dù vậy, khi đề cập đến những khó khăn trong quá trình thực hiện và áp dụng “chuyển đối số” doanh nghiệp, doanh nhân Nguyễn Trung Trực cũng cho biết thêm rào cản về chi phí logistics là một trong những vấn đề mà không những doanh nghiệp của anh đang gặp phải mà đây cũng chính là nguyên do khiến phần đông các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng với chuyển đổi số.
Quả thực, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chi phí vận tải chiếm khoảng 60% tổng chi phí cả chuỗi logistics quốc gia. Do vậy, cũng theo doanh nhân Nguyễn Trung Trực, thách thức lớn nhất đặt ra lúc này về khoa học công nghệ trong ngành Dịch vụ logistics nước ta hiện nay là tăng cường thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong các hoạt động logistics nói chung và hoạt động giao nhận vận tải nói riêng để cắt giảm tổng chi phí logistics.
Doanh nhân Nguyễn Trung Trực cho rằng việc thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vận tải là vô cùng cần thiết và nó có thể coi như là một phần xương sống cho ngành dịch vụ vận tải nói riêng và Logistics nói chung có vai trò thiết yếu, là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho sự phát triển thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.
Bình luận