(VTC News) – “Bình thường một anh như vậy phải trốn tránh, phải giấu, nhưng người thanh niên này thể hiện như vậy chắc là kém hiểu biết hoặc thái độ quá xem thường pháp luật, quá xem thường xã hội”.
Bên hành lang Quốc hội sáng 7/11, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi vừa trao đổi với phóng viên VTC News về sự việc một thanh niên lên mạng khoe "chiến tích" dùng xe máy đâm chết một ông già.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi (Ảnh: Kiều Minh)
Đó là còn chưa nói tới đây là hành vi rất có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đương nhiên ở đây có 2 khía cạnh, vừa giáo dục pháp luật, vừa giáo dục giá trị đạo đức nữa.
- Có nhà tâm lý cho rằng, trường hợp như người thanh niên nêu trên là lệch chuẩn đạo đức xuất phát từ giáo dục gia đình. Theo đó, giáo dục gia đình hiện nay bị xao nhãng, cha mẹmải mê lo công việc mà không chu đáo được trong việcdạy dỗ con. Trong khi đó, nhà trường cũng chưa quan tâm đúng mức đến văn hóa ứng xử cho học sinh, ông nghĩ sao về nhận định này?
Nhận xét đó là xác đáng, tất cả mọi thứ chúng ta đổ dồn cho nhà trường, tôi nghĩ khả năng và phạm vi của nhà trường cũng có giới hạn. Tôi cho rằng, trong giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì vai trò của gia đình rất quan trọng, gia đình có uy quyền hơn, có khả năng tác động trực tiếp hơn và quản lý đầy đủ hơn.
Nếu các bậc cha mẹ mà quan tâm chú ý giáo dục đạo đức cho con mình thì chắc chắn điều này sẽ đóng vai trò lớn trong việc hình thành nhân cách cách và giá trị đạo đức cho giới trẻ.
Ảnh chụp lại từ màn hình.
Tôi nhiều lần phát biểu về cái này, rõ ràng các mạng xã hội, các blog cá nhân với các hình thức mà chúng ta cho là tương ứng (như là nhật ký, như là các ghi chép cá nhân riêng tư) phát tán rất rộng rãi và nhanh chóng ra xã hội, có khi còn phát tán mạnh mẽ hơn cả những phương tiện thông tin đại chúng chính thức.
Thế nên chúng ta không thể nhìn nhận những cái này (mạng xã hội) như là những cái gì riêng tư, như là vấn đề cá nhân - mà bắt buộc chúng ta phải có sự quản lý, đủ đảm bảo là “tôi không gây hiệu quả xấu cho xã hội” (người tham gia mạng xã hội – PV).
- Vậy theo ông, phải quản lý thế nào để không có luồng thông tin xấu, như trường hợp anh thanh niên gây tai nạn chết người trên?
Việc quản lý này ngoài mang tính chất pháp lý cũng cần có giải pháp kỹ thuật phù hợp để chúng ta quản lý hoạt động truyền tin nói chung trên mạng Internet được hiệu quả và tích cực hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Kiều Minh (thực hiện)
Bình luận